Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 14: Ôn tập chương 3

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối tri thức bài 14 Ôn tập chương 3 . Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

 I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ?

  • A. Nhất thiết phải có C, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
  • B. Gồm có C, H và các nguyên tố khác
  • C. Bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
  • D. Thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P

Câu 2: Cấu tạo hoá học là

  • A. Số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
  • B. Các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
  • C. Thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
  • D. Bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

Câu 3: Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ là

  • A. Công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử
  • B. Công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
  • C. Công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử
  • D. Công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng

  • A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị
  • B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau
  • C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau
  • D. Liên kết ba gồm hai liên kết π và một liên kết σ

Câu 5: Kết luận nào sau đây là đúng

  • A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định
  • B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng
  • C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau
  • D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau

Câu 6: Cho hỗn hợp các alkane gồm pentane (sôi ở 36oC), heptane (sôi ở 98oC), octane (sôi ở 126oC), nonane (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng phương pháp

  • A. Kết tinh
  • B. Thăng hoa
  • C. Chưng cất
  • D. Chiết

Câu 7: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hidrocacbon

  • A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br
  • B. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br
  • C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3
  • D. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH 

Câu 8: Trong hợp chất CxHyOz thì y luôn luôn chẵn và y ≤ 2x+2 là do

  • A. a ≥ 0 (a là tổng số liên kết π và vòng trong phân tử)
  • B. z ≥ 0 (mỗi nguyên tử oxygen tạo được 2 liên kết)
  • C. mỗi nguyên tử carbon chỉ tạo được 4 liên kết
  • D. carbon và oxygen đều có hóa trị là những số chẵn

Câu 9: Oxy hóa hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ X, thu được 6,72 lít CO2 (đkc) và 7,2 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxygen trong 6 gam X là

  • A. 2,4 gam  
  • B. 1,6 gam  
  • C. 3,2 gam    
  • D. 2,0 gam

Câu 10: Metol C10H20O và menton C10H18O chúng đều có trong tinh dầu bạc hà. Biết phân tử metol không có nối đôi, còn phân tử menton có 1 nối đôi. Vậy kết luận nào sau đây là đúng

  • A. Metol và menton đều có cấu tạo vòng
  • B. Metol có cấu tạo vòng, menton có cấu tạo mạch hở
  • C. Metol và menton đều có cấu tạo mạch hở
  • D. Metol có cấu tạo mạch hở, menton có cấu tạo vòng

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm methylene (-CH2-) được gọi là hiện tượng

  • A. Đồng phân
  • B. Đồng vị
  • C. Đồng đẳng
  • D. Đồng khối

Câu 2: Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau

  • A. Hydrocarbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức
  • B. Hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon
  • C. Hydrocarbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hydrocarbon
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Phát biểu không chính xác là

  • A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học
  • B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau
  • C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử
  • D. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết σ, sự xen phủ bên tạo thành liên kết π

Câu 4: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là

  • A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất
  • B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định
  • C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định
  • D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định

Câu 5: Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ là

  • A. tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ
  • B. nhiêt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao
  • C. liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion
  • D. thường kém bền với nhiệt và dễ cháy

Câu 6: Cho các phát biểu sau về đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ 

1. Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H

2. Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O

3. Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị

4. Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion

5. Dễ bay hơi, khó cháy

6. Phản ứng hoá học xảy ra nhanh

Nhóm các ý đúng là

  • A. 4, 5, 6
  • B. 1, 2, 3
  • C. 1, 3, 5
  • D. 2, 4, 6

Câu 7: Cho chất acetylene (C2H2) và benzene (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau

  • A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất
  • B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất
  • C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất
  • D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất

Câu 8: Phân tích chất X trong oxygen người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi nước H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau

  • A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không O
  • B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N
  • C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N
  • D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O

Câu 9: Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là

  • A. C6H12O4           
  • B. CH3O
  • C. C3H6O2          
  • D. C3H6O

Câu 10: Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là

  • A. 7
  • B. 6
  • C. 5
  • D. 4

 II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Một hydrocarbon A có M = 26. Phấn tích 1 gam A thu đượct gam hydrogen. Hỏi trong X có bao nhiêu nguyên tử H? 

Câu 2 (4 điểm). Có bốn hợp chất X, Y, Z và T. Người ta cho mẫu thử của mỗi chất này lần lượt qua CuO đốt nóng, CuSO4 khan và bình chứ dung dịch Ca(OH)2. Sau khi thí nghiệm thấy mẫu X chỉ làm CuSO4 đổi màu qua màu xanh; mẫu Y chỉ tạo kết tủa trắng ở bình chứa nước vôi; mẫu Z tạo hiện tượng ở cả hai bình này, còn mẫu T không tạo hiện tượng gì. Hỏi X, Y, Z và T có chứa C, H không? 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Hợp chất X có %C = 52,17%, %H = 13,04%; còn lại là oxygen. Xác định công thức đơn giản nhất của X. 

Câu 2 (4 điểm). Oxi hóa hoàn toàn 4,92g một hợp chất A chứa C, H, O, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 đặc tăng thêm 1,81mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56f. Ở thí nghiệm khác, khi nung 6,15g hợp chất A với CuO thì thu được 0,55l (đktc) khí N2. Hàm lượng phần trăm của oxygen trong A bao nhiêu?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phương pháp không dùng để tách biệt và tinh chế chất hữu cơ là

  • A. Phương pháp chưng cất
  • B. Phương pháp chiết
  • C. Phương pháp kết tinh
  • D. Phương pháp điện phân

Câu 2. Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hidrocacbon

  • A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br
  • B. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br
  • C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3
  • D. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH 

Câu 3. Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là

  • A. xác định nhiệt độ sôi của chất hữu cơ
  • B. xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ
  • C. xác định cấu tạo của chất hữu cơ
  • D. xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ

Câu 4.  Phân tích chất X trong oxygen người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi nước H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau

  • A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không O
  • B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N
  • C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N
  • D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm):  Chọn phương pháp phù hợp để tách các chất dưới đây

a) Tách benzene (nhiệt độ sôi là 800C) và acetic acid (nhiệt độ sôi là 1180C) ra khỏi nhau.

b) Tách riêng hỗn hợp các chất sau: pentane (sôi ở 360C), heptane (sôi ở 980C), octane (sôi ở 1260C), nonane (sôi ở 1510C). 

Câu 2 (2 điểm): Chất hữu cơ X chứa 3 nguyên tố C, H, O trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Y trong oxygen dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy Z. Hấp thụ Z vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng lên m gam. Xác định m

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Để thu được đường từ cây mía, ta dùng

  • A. Phương pháp chưng cất
  • B. Phương pháp chiết
  • C. Phương pháp kết tinh
  • D. Sắc kí cột

Câu 2. Các chất hữu cơ đơn chức Z1, Z2, Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2. Chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là

 c

  • A. (I), (II)
  • B. (I), (III) 
  • C. (II), (III)
  • D. (I), (II), (III) 

Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại chất hữu cơ 

  • A. Al2C4   
  • B. CH4    
  • C. CO    
  • D. Na2CO3.

Câu 4. Trong hợp chất CxHyOz thì y luôn luôn chẵn và y ≤ 2x+2 là do

  • A. a ≥ 0 (a là tổng số liên kết π và vòng trong phân tử)
  • B. z ≥ 0 (mỗi nguyên tử oxygen tạo được 2 liên kết)
  • C. mỗi nguyên tử carbon chỉ tạo được 4 liên kết
  • D. carbon và oxygen đều có hóa trị là những số chẵn

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Đốt cháy hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C và H. Sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đặc và bình (2) chứa KOH đặc thấy khối lượng bình (1) tăng m1 gam và khối lượng bình (2) tăng m2 gam. Xác định m1 và m2.  

Câu 2(2 điểm): Phân tích một hợp chất hữu cơ X thấy phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 34,4%; 7,17%; 22,94%; 10,03% còn lại là Cl. Biết CTĐGN trùng với CTPT của chất. Tìm CTPT của chất X. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 14 Ôn tập chương 3 , đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 14

Bình luận

Giải bài tập những môn khác