Soạn giáo án Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Cậu bé say mê toán học

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng Việt 5 bài 4: Cậu bé say mê toán học sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: CẬU BÉ SAY MÊ TOÁN HỌC

(3 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nói được về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết. 

  • Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.  

  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Chiều dưới chân núi. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản. Nêu được những thông điệp rút ra được từ văn bản.

  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Niềm đam mê, sự chăm chỉ, những thành tích, ước mong của cậu bé say mê toán học – Đổng Trọng Nghĩa. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi đức tính chăm chỉ, say mê, khiêm tốn của cậu bé Đổng Trọng Nghĩa; khuyên các bạn nhỏ nỗ lực, mạnh dạn sáng tạo để biến ước mơ thành hiện thực. 

  • Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa, tạo lập được câu có sử dụng từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa. 

  • Hoàn thiện bài văn tả một danh lam tả cảnh.

  • Có ý thức quan sát và sưu tầm được tranh ảnh, thông tin,… về một cuộc thi dành cho thiếu nhi mà em biết và giới thiệu được về cuộc thi đó.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: 

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Hình thành được các phẩm chất như: nhân ái, chăm chỉ, sáng tạo, cần cù, chịu khó, trung thực, trách nhiệm. 

  • Biết cảm phục những người có tinh thần học hỏi, sáng tạo không ngừng nghỉ.   

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực và sơ đồ tư duy. 

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo.

  • Bảng phụ, máy chiếu ghi đoạn từ “Nhờ niềm say mê” đến hết. 

  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.

  • Tranh, ảnh, video, bài thơ, bài văn,…về một danh lam thắng cảnh (nếu có). 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo.

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT 1: ĐỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số nhân vật nhỏ tuổi nỗ lực và đầy hoài bão ước mơ:

 

Tiến Anh dùng đôi chân lấy cốc nước và đưa lên miệng uống.

Cậu bé Tiến Anh nghị lực học và làm mọi thứ bằng chân

 

Em Hoàng Quốc Hưng khiếm khuyết đôi tay và đôi chân bị cong vẹo nhưng vẫn luôn lạc quan, nỗ lực cuộc sống

Em Nùng Vy Quang Hiệp có ước mơ học đại học dù gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Em Đỗ Công Minh ước mơ sẽ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin trong tương lai dù em bị tật nguyền.

 

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn 1 – 2 câu về một nhân vật nhỏ tuổi nỗ lực và ước mơ.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có):  

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.57, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: 

Bài đọc Cậu bé say mê toán học là câu chuyện nói về cậu bé Đổng Trọng Nghĩa với niềm say mê toán học từ nhỏ, chính nhờ điều này cùng với sự nỗ lực của mình mà cậu đã đạt được thành tích mà rất nhiều người mơ ước.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc được cả bài Cậu bé say mê toán học với giọng đọc trong sáng, tươi vui; nhấn giọng ở những từ ngữ nói về việc làm, niềm say mê, ước mơ,... của cậu bé Đổng Trọng Nghĩa,…)

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: Ja Aok (đọc là Chà Ọ),… 

+ Luyện đọc cách ngắt giọng ở những câu dài. Ví dụ:

  • Ở nhà,/ mọi người thường gọi Nghĩa là Ja Aok/ - tên một chàng dung sĩ/ trong truyện cổ tích Chăm/ - với ước mong cậu luôn khỏe mạnh,/ thông minh/ và tốt bụng.//; 

  • Không những thế,/ Nghĩa còn học đều tất cả các môn/ và rất tích cực tham gia các hoạt động của trường,/ lớp.//;…

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “tốt bụng” 

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “giải Nhì”. 

+ Đoạn 3:Còn lại

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa các từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Cách tiến hành

- GV giải thích một số từ ngữ khó cho HS: 

+ truyền cảm hứng: khích lệ, thúc đẩy hành động một cách tự tin cho người khác. 

+ năng khiếu: là một loại năng lực đặc biệt ở trẻ về một lĩnh vực nào đó. 

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

- HS quan sát, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nghĩa các từ ngữ khó. 

 

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo, giáo án bài 4: Cậu bé say mê toán học tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo, giáo án tiếng Việt 5 CTST bài 4: Cậu bé say mê toán học

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác