Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 7 Nói và nghe: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 7 Nói và nghe: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT : NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN, TRANH LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- HS chọn được vấn đề trong đời sống đáng quan tâm để tổ chức thảo luận, tranh luận.
- Năng lực
Năng lực đặc thù
- HS biết trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề, nắm được ý kiến của người khác để thể hiện quan điểm tán thành hay phản bác.
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:
- Lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; biết chọn lọc và lưu trữ các thông tin, tài liệu.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề
- Có năng lực tự học, yêu thích, chủ động và tích cực trong giao tiếp
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
- Biết chủ động nêu ý kiến, đề xuất khi được giao nhiệm vụ
- Phẩm chất
- Biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng những quan điểm, góc nhìn mang tính cá nhân về các vấn đề trong xã hội, chăm chỉ học hỏi, cập nhật tin tức.
- Có trách nhiệm trong việc làm việc nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV phát cho mỗi HS 1 phiếu khảo sát và yêu cầu HS hoàn thành trong vòng 2 phút.
- Sản phẩm: Phiếu khảo sát của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát cho mỗi HS 1 phiếu khảo sát và yêu cầu HS hoàn thành trong vòng 2 phút: Hãy đánh dấu vào phiếu khảo sát.
- GV có thể tham khảo phiếu khảo sát sau:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành phiếu khảo sát.
- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ về phiếu khảo sát.
- GV yêu cầu HS giải thích tại sao lại hứng thú với vấn đề đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- GV dẫn vào bài: Những vấn đề trong đời sống luôn chứa đựng nhiều khía cạnh, chúng được đón nhận theo những cách khác nhau tùy vào quan điểm và thái độ của mỗi người. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập về bài nói và nghe với chủ đề “Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống”.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị tranh luận, thảo luận
- Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài tranh luận đạt yêu cầu.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị tranh luận.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS theo dõi SGK và thực hiện yêu cầu:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận cặp đôi và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - Ghi lên bảng. | 1. Yêu cầu của bài tranh luận, thảo luận - Xác định được vấn đề cần thảo luận, tranh luận. - Đưa ra được ý kiến, quan điểm của cá nhân khi tham gia thảo luận, tranh luận về vấn đề. - Biết thảo luận, tranh luận với các ý kiến, quan điểm khác để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình. - Tôn trọng người đối thoại, có tinh thần cầu thị, lắng nghe; biết chấp nhận những ý kiến, quan điểm hợp lí, xác đáng. 2. Đề tài - Khi chọn đề tài cần lưu ý: + Đó có phải đề tài thiết thực và đáng được quan tâm trong cuộc sống hiện nay hay không? + Đề tài có nhiều hướng tiếp cận, mang đến nhiều góc nhìn hay không? + Đề tài đã phù hợp với học sinh trung học phổ thông hay không (không lựa chọn đề tài nhạy cảm, không phù hợp với HS). - Có thể lựa chọn đề tài dựa vào những gợi ý sau: + Với học sinh Trung học phổ thông, giữa tích luỹ kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống, điều gì quan trọng hơn? + Sở thích của bản thân và yêu cầu của cha mẹ, đâu là yếu tố quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai của mỗi học sinh? + Giải pháp nào để xử lí mối quan hệ giữa việc phát triển du lịch và giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá? |
Hoạt động 2: Thảo luận, tranh luận
- Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng thảo luận, tranh luận.
- Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp.
- Sản phẩm học tập: Bài trình bày của HS và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia lớp thành 2 nhóm, thống nhất đề tài và tiến hành thảo luận, tranh luận. - 2 nhóm sẽ cử 1 – 2 thành viên đảm nhiệm vai trò là người phát ngôn, các thành viên còn lại sẽ ghi chép và thảo luận các lí lẽ, lập luận. - Căn cứ vào tín hiện đăng kí phát biểu của các thành viên, GV lần lượt chỉ định từng người ý kiến. - GV yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ học tập giấy, bút (bút màu, bút dạ quang,…) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng trong khi nghe. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiến hành tranh luận, thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - HS trình bày kết quả trước lớp. - GV yêu cầu cả 2 nhóm nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV căn cứ vào nội dung các ý kiến để tổng kết cuộc tranh luận, thảo luận, nhận xét và bổ sung. | 2. Trình bày bài nói - Phát biểu phải thể hiện được rõ quan điểm về vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề. - Các ý kiến thảo luận, tranh luận cần đi vào trọng tâm của vấn đề, tránh lạc hướng. - Cần hình thành ý kiến trên cơ sở khai thác thông tin từ sự quan sát, trải nghiệm thực tế. - Quan điểm đưa ra không được mơ hồ, ý kiến phải thực sự rõ ràng, cụ thể, không diễn đạt vòng vo, thiếu nhất quán. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo