Soạn giáo án điện tử Toán 5 CD bài 87: Ôn tập về đo lường

Giáo án powerpoint Toán 5 cánh diều bài 87: Ôn tập về đo lường. Giáo án PPT soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử Toán 5 cánh diều này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án tải về, chỉnh sửa được và không lỗi font. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 87. ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG

CHÀO CẢ LỚP! CHÀO MỪNG CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NÀY

KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS củng cố lại bài cũ trước khi bước vào nội dung chính của bài học mới.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Bài 1 trang 94 sgk toán 5 tập 2 cánh diều

HS hoàn thành bài tập GV yêu cầu sau đây:

a) Số ?

b) Chuyển đổi các đơn vị đo sau:

c) Mảnh đất sử dụng làm sân chơi của một khu chung cư có dạng hình chữ nhật với kích thước như hình vẽ. Hỏi mảnh đất đó có diện tích bao nhiêu héc ta?

Bài giải:

a) 

1 ha = 10 000 m2

1 km2 = 1 000 000 m2

1 km2 = 100 ha

1 m2 = 100 dm2

1 m3 = 1 000 dm3

1 m3 = 1 000 000 cm3

1 dm3 = 1 l

1 tấn = 1 000 kg

1 thế kỉ = 100 năm

1 năm = 12 tháng

1 tuần = 7 ngày

1 ngày = 24 giờ

b) 

2,5 ha = 25 000 m2

1,3 km2 = 1 300 000 m2

km2 = 75 ha

0,8 m2 = 80 dm2

123,5 m3 = 123 500 dm3

68 m3 = 68 000 000 cm3

dm3 = l

0,5 m3 = 500 l

8 tấn 234 kg = 8,234 tấn

1 m 62 cm = 1,62 m

4 giờ 30 phút = 4,5 giờ

76 dm3 15 cm3 = 76,015 dm3

c) Diện tích mảnh đất là:

250 x 150 = 37 500 (m2) = 3,75 ha.

Bài 2 trang 95 sgk toán 5 tập 2 cánh diều

HS thực hiện nhiệm vụ:

Trong thực tế, người Việt Nam còn sử dụng các đơn vị đo diện tích như sào, mẫu, thước, công với cách tính như sau:

Một thửa ruộng có diện tích 2 mẫu 3 sào Bắc Bộ. Tính diện tích thửa ruộng đó theo đơn vị mét vuông.

Bài giải:

Diện tích thửa ruộng đó là:

3 600 x 2 + 360 x 3 = 8 280 (m2)

Bài 3 trang 95 sgk toán 5 tập 2 cánh diều

GV yêu cầu HS lần lượt hoàn thành các nhiệm vụ sau:

a) Nêu cách tính chu vi, diện tích mỗi hình sau. Lấy ví dụ minh hoạ:

b) Tính diện tích mỗi hình sau:

c) Tính chu vi và diện tích khu đất:d) Tính diện tích mặt nước:

Bài giải:

a) Hình chữ nhật:

- Chu vi: Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2.

- Diện tích: Muốn tính diện tích hình chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân chiều rộng.

- Ví dụ: Hình chữ nhật có chiều dài 25 cm, chiều rộng 5 cm thì có:

+ Chu vi: (25 + 5) x 2 = 60 (cm)

+ Diện tích: 25 x 5 = 125 (cm2)

Hình vuông:

- Chu vi: Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy một cạnh rồi nhân với 4.

- Diện tích: Muốn tính diện tích hình vuông, ta lấy một cạnh rồi nhân với chính nó.

- Ví dụ: Hình vuông có cạnh 6 cm thì có:

          + Chu vi: 6 x 4 = 24 (cm)

          + Diện tích: 6 x 6 = 36 (cm2)

Hình tròn:

- Chu vi: Muốn tính chu vi hình tròn, ta lấy đường kính nhân 3,14 hoặc bán kính nhân 2 rồi nhân 3,14.

- Diện tích: Muốn tính diện tích hình tròn, ta lấy bán kính nhân bán kính rồi nhân 3,14.

- Ví dụ: Hình tròn có bán kính 2,5 dm thì có:

          + Chu vi: 2,5 x 2 x 3,14 = 15,7 (dm)

          + Diện tích: 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (dm2)

Hình thang: 

- Diện tích: Muốn tính diện tích hình thang, ta lấy đáy lớn cộng đáy nhỏ, sau đó nhân tất cả với chiều cao rồi chia cho 2.

- Ví dụ: Hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 7 cm, 12 cm, chiều cao 5 cm thì có: 

          + Diện tích: (7 + 12) x 5 : 2 = 47,5 (cm2)

Hình tam giác:

- Diện tích: Muốn tính diện tích hình tam giác, ta lấy đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.

- Ví dụ: Hình tam giác có chiều cao 9,4 m và đáy tương ứng 2,4 m thì có

          + Diện tích: 9,4 x 2,4 : 2 = 11,28 (m2)

b) Diện tích hình vuông là:

3,5 x 3,5 = 12,25 (cm2)

Diện tích hình chữ nhật là:

10,5 x 6,5 = 68,25 (cm2)

Diện tích hình tam giác là:

10 x 6,4 : 2 = 32 (cm2)

Diện tích hình thang xanh là:

(10,3 + 20) x 12 : 2 = 181,8 (cm2)

Diện tích hình tròn là:

c) Chu vi và diện tích khu đất:d) Diện tích mặt nước:

    

 

- Chu vi khu đất là:

50 + 20 + 50 + 30 + 100 + 30 + 50 + 50 = 380 (m)

+ Diện tích mảnh đất 1 là:

100 x 30 = 3 000 (m2)

+ Diện tích mảnh đất 2 là:

(20 + 50) x 50 : 2 = 1 750 (m2)

+ Diện tích mảnh đất 3 là:

(40 + 100) x 40 : 2 = 2 800 (m2)

- Diện tích khu đất là:

3 000 + 1 750 + 2 800 = 7 550 (m2)

+ Diện tích hình 1 là:

10 x 3,14 : 2 = 15,7 (m2)

+ Diện tích hình 2 là:

(24 + 34) x 20 : 2 = 580 (m2)

- Diện tích mặt nước là:

15,7 + 580 = 595,7 (m2)

Bài 4 trang 96 sgk toán 5 tập 2 cánh diều

GV yêu cầu HS lần lượt hoàn thành các nhiệm vụ sau:

a) Nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Lấy ví dụ minh hoạ.

b) Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương sau:

c) Hương đã làm một con voi bằng hai khối đất nặn có kích thước như hình vẽ. tính thể tích con voi.

Bài giải:

a) 

Hình hộp chữ nhật:

- Muốn tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật, ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.

- Muốn tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật, ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai mặt đáy.

- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật, ta lấy diện tích đáy nhân với chiều cao.

Hình lập phương:

- Muốn tính diện tích xung quanh hình lập phương, ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.

- Muốn tính diện tích toàn phần hình lập phương, ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.

-  Muốn tính thể tích hình lập phương, ta lấy diện tích một mặt nhân với độ dài một cạnh của hình lập phương.

b) 

 

Diện tích xung quanh

Diện tích toàn phần

Thể tích

(4 + 8) x 2 x 5 

= 120 (dm2)

120 + 4 x 8 x 2 

= 184 (dm2)

4 x 8 x 5 

= 160 (dm3)

3 x 3 x 4 

= 36 (cm2)

3 x 3 x 6 

= 54 (cm2)

3 x 3 x 3 

= 27 (cm3)

(5,4 + 2,5) x 2 x 8 

= 126,4 (m2)

126,4 + 5,4 x 2,5 x 2

= 153,4 (m2)

5,4 x 2,5 x 8 = 108 (m3)

c) Thể tích con voi là:

2 x 2 x 5 + 6 x 6 x 6 = 256 (cm3

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Bài 5 trang 97 sgk toán 5 tập 2 cánh diều

HS vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành bài tập sau:

Một con sư tử chạy với vận tốc 1 300 m/phút, một con hổ chạy với vận tốc 1 km/phút.

a) Con vật nào chạy nhanh hơn?

b) Sau 4 phút, mỗi con vật chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài giải:

a) Đổi 1 km = 1 000 m

Vì 1 300 m > 1 000 m nên con sư tử chạy nhanh hơn con hổ.

b) Quãng đường con sư tử chạy được sau 4 phút là:

1 300 x 4 = 5 200 (m)

Quãng đường con hổ chạy được sau 4 phút là:

1 000 x 4 = 4 000 (m)

Bài 6 trang 97 sgk toán 5 tập 2 cánh diều

HS vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành bài tập sau:

Ba bạn Nga, Mai, Linh cùng học một lớp. Hôm nay, sau khi tan học lúc 16 giờ 55 phút, ba bạn đi bộ từ trường về nhà.

Hỏi mỗi bạn đi từ trường về nhà hết bao nhiêu phút?

Bài giải:

Nga về nhà lúc 17 giờ 18 phút, thời gian Nga về nhà là:

17 giờ 18 phút – 16 giờ 55 phút = 23 phút

Mai về nhà lúc 17 giờ 20 phút, thời gian Mai về nhà là:

17 giờ 20 phút – 16 giờ 55 phút = 25 phút

Linh về nhà lúc 17 giờ 15 phút, thời gian Linh về nhà là:

17 giờ 15 phút – 16 giờ 55 phút = 20 phút

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- HS củng cố lại kiến thức đã học.

- HS tìm tòi, mở rộng kiến thức, rèn luyện học tập.

- Xem trước nội dung bài 88. Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác xuất.

BÀI HỌC KẾT THÚC, CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE!


=> Xem toàn bộ Bài giảng điện tử toán 5 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án powerpoint Toán 5 cánh diều bài 87: Ôn tập về đo lường, Giáo án điện tử bài 87: Ôn tập về đo lường Toán 5 cánh diều, Giáo án PPT Toán 5 CD bài 87: Ôn tập về đo lường

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác