Soạn giáo án điện tử ngữ văn 6 CTST bài mở đầu: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách

Soạn mới giáo án điện tử ngữ văn 6 chân trời sáng tạo bài mở đầu : Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách. Đây là bộ giáo án Powerpoint soạn chi tiết đầy đủ nội dung, hình ảnh minh họa sinh động thu hút học sinh tập trung học tập. Bộ tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Soạn giáo án điện tử ngữ văn 6 CTST bài mở đầu: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách
Soạn giáo án điện tử ngữ văn 6 CTST bài mở đầu: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách
Soạn giáo án điện tử ngữ văn 6 CTST bài mở đầu: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách
Soạn giáo án điện tử ngữ văn 6 CTST bài mở đầu: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách
Soạn giáo án điện tử ngữ văn 6 CTST bài mở đầu: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách
Soạn giáo án điện tử ngữ văn 6 CTST bài mở đầu: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách
Soạn giáo án điện tử ngữ văn 6 CTST bài mở đầu: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách
Soạn giáo án điện tử ngữ văn 6 CTST bài mở đầu: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách

I. Giới thiệu 

Bộ giáo án điện tử Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo soạn chi tiết đầy đủ bao gồm tất cả các bài trong chương trình học. Cụ thể: 

  • BÀI MỞ ĐẦU: HÒA NHẬP VÀO MÔI TRƯỜNG MỚI
  • BÀI 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH
  • BÀI 2. MIỀN CỔ TÍCH
  • BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
  • BÀI 4: NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI
  • BÀI 5: TRÒ CHUYỆN CÙNG THIÊN NHIÊN
  • BÀI 6: ĐIỂM TỰA TINH THẦN
  • BÀI 7: GIA ĐÌNH THƯƠNG YÊU
  • BÀI 8: NHỮNG GÓC NHÌN CUỘC SỐNG
  • BÀI 9: NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN
  • BÀI 10: MẸ THIÊN NHIÊN
  • BÀI 11: BẠN SẼ GIẢI QUYẾT VIỆC NÀY NHƯ THẾ NÀO?

II. Giáo án điện tử Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Viết: LẬP KẾ HOẠCH CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH

GÓC CHIA SẺ

 

Em có thích đọc sách không? Theo em, lợi ích của việc đọc sách là gì?

Việc hình thành thói quen cũng như nắm vững các kĩ năng đọc sách là yếu tố quan trọng để mỗi chúng ta tự học suốt đời. Trong nhiều hoạt động nhằm khuyến khích đọc sách, tổ chức câu lạc bộ đọc sách không chỉ là một hoạt động hữu ích, cần thiết mà còn mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị!

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Câu lạc bộ đọc sách

Câu lạc bộ đọc sách là gì? Cần làm gì để câu lạc bộ đọc sách hoạt động hiệu quả?

  • Là một nhóm người có chung sở thích đọc sách, tìm hiểu thế giới tri thức từ sách.
  • Để câu lạc bộ hoạt động hiệu quả, cần phải lập kế hoạch hoạt động khoa học.
  1. Lập kế hoạch hoạt động cho câu lạc bộ đọc sách.

Cần lên kế hoạch cụ thể

+ Nhiệm vụ của các thành viên

+ Hình thức sinh hoạt.

+ Thời gian.

+ Địa điểm.

Trong quá trình đọc, mỗi thành viên được phân công một nhiệm vụ. Các nhiệm vụ này sẽ được thay đổi lần lượt qua các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ.

  1. Kế hoạch sinh hoạt câu lạc bộ trao đổi về cuốn sách đã đọc

THẢO LUẬN NHÓM

  • Nhóm 1: Người tìm từ hay (Phiếu HT 1)
  • Nhóm 2: Người liên hệ
  • (Phiếu HT 2)
  • Nhóm 3: Người lập hồ sơ nhân vật
  • (Phiếu HT 3)

Nhóm 1:
Ghi lại những từ hay trong cuốn sách (từ đọc đáo, thú vị, mới lạ...) Lập bảng từ hay theo mẫu

Nhóm 2
Liên hệ cuốn sách đang đọc với những cuốn sách khác, với đời sống và trải nghiệm của bản thân

Gợi ý

Liên hệ

Liên hệ với cuốn sách, tác phẩm khác

 

Liên hệ đến con người, sự việc trong đời sống

 

Liên hệ đến trải nghiệm của bản thân

 

Nhóm 3
Lập hồ sơ nhân vật mình yêu thích
(chú ý các yếu tố tạo nên nhân vật)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Lập sơ đồ tư duy về nội dung bài học

Lưu ý: 

  • Chọn lọc từ khóa, nội dung thể hiện
  • Sử dụng màu sắc, vẽ các nhánh sơ đồ

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Thảo luận nhóm

(5 phút)

Đề xuất các phương pháp để học tốt môn Ngữ văn 6.

DẶN DÒ

  1. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện học tập:
  2. Sách:

Bắt buộc: Sách giáo khoa (quyển tập 1 và tập 2)

Sách tham khảo: (Khuyến khích học sinh đọc thêm để mở rộng hiểu biết)

Ví dụ: + Truyện dân gian Việt Nam

            + Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài

            + Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” – Trần Đăng Khoa

              ...

  1. Chuẩn bị đủ vở ghi

3 quyển:

Vở trên lớp: ghi chép nội dung học trên lớp và những dặn dò cho bộ môn

Vở soạn: dùng để soạn phần nhiệm vụ ở nhà

Đối với truyện: tóm tắt văn bản (có thể làm miệng), tìm bố cục, trả lời câu hỏi trong SGK (theo khả năng tìm hiểu của bản thân)

Đối với thơ: không soạn tóm tắt, chỉ tìm bố cục, trả lời câu hỏi SGK

Vở bài tập: Làm bài tập của bài học GV giao.

  1. Sự chuẩn bài trước tiết học

Mang đầy đủ sách, vở bộ môn khi đến lớp;

Đọc bài (ít nhất 3 lần), soạn bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp;

Tập kể lại truyện nhiều lần không nhìn vào sách, vở;

Sưu tầm tài liệu liên quan bài học (video, clip, hình ảnh, bài hát,...)

Thường xuyên đọc sách, báo, truyện, ... phù hợp với lứa tuổi và có tính nhân văn;

Cần đọc nhiều để mở rộng kiến thức, trau dồi vốn từ, mở rộng kiến thức;

Chia sẻ những thắc mắc, những tâm đắc cho bạn bè (qua mail, điện thoại, ...)

  1. Sự chuẩn bài trước tiết học
  • Đọc hiểu văn bản

Tóm tắt, nắm được nội dung, nghệ thuật;

Đọc thêm nguyên tác để hiểu rõ về đoạn trích.

  • Thực hành Tiếng Việt

Thực hành nhiều bài tập

Tìm thêm ví dụ.

  • Viết

Lập dàn ý, học cách viết theo từng thể loại (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, nhật dụng);

Tập viết nhiều để rèn kĩ năng tạo lập văn bản (viết từng đoạn vàviết thành bài).

  • Nói và nghe

Tập điều chỉnh thái độ, cảm xúc và kĩ năng nói/nghe cho phù hợp; tích cực khắc phục các lỗi mắc phải.

  1. Hoạt động trong lớp:

Ghi chép: 

HS ghi bài theo nội dung giáo viên trình bày trên bảng:

Trình bày theo phương pháp truyền thống.

Trình bày theo sơ đồ tư duy

Rèn luyện:

Cố gắng hiểu bài ngay trên lớp, nên hỏi lại GV hoặc bạn bè về những điều chưa nắm vững hoặc những thắc mắc có liên quan đến bài học;

Giải bài tập tại lớp.

Chia sẻ:

Tích cực tham gia chia sẻ (phát biểu, thảo luận, thuyết trình, ...)

  1. Hoạt động ngoại khoá và ngoài giờ lên lớp:
  • Tập quan sát, ghi nhận những điều quan sát được về thế giới quanh em;
  • Nên có thói quen lập sổ tay văn học.
  • Học theo nhóm.
  • Tham gia câu lạc bộ đọc sách của trường/lớp.

DẶN DÒ

  • Hoàn thành kế hoạch thành lập câu lạc bộ đọc sách.
  • Chuẩn bị bài mới: Soạn văn, trả lời các câu hỏi văn bản Thánh Gióng.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Zalo chat hỗ trợ - Nhấn vào đây


Từ khóa tìm kiếm: Soạn giáo án ngữ văn 6 chân trời sáng tạo mở đầu: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách, Giáo án điện tử Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 Chân trời, Soạn chi tiết Giáo án điện tử Ngữ văn 6 Chân trời bài 1

Xem thêm giáo án khác

VĂN BẢN 1: THÁNH GIÓNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:

- HS nhận biết được nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể tác phẩm.

- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: cốt truyện, nhân vật, lời của người kể chuyện,lời của nhân vật.

- HS nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thánh Gióng.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thánh Gióng.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

·      Giáo án

·      Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

·      Tranh ảnh về truyện Thánh Gióng

·      Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

·      Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.   

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em nghĩ thế nào về việc một cấu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Người anh hùng là những người được ngưỡng mộ vì những phẩm chất cao cả hay thành tích phi thường, giúp ích cho nhiều người. Tiêu chuẩn của người anh hùng đầu tiêu là yếu tố thành tích phi thường, có lợi ích cho cộng đồng. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về người anh hùng Thánh Gióng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm trong buổi đầu dựng nước của dân tộc

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Thánh Gióng thuộc thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm? Xác định nhân vật chính của truyện?

- GV hướng dẫn cách đọc:

+ Đoạn Gióng ra đời: giọng ngạc nhiên, hồi hộp: đoạn Gióng ra đời.

+ Đoạn Gióng trả lời sứ giả: giọng dõng dạc, trang nghiêm.

+ Đoạn cả làng nuôi Gióng: giọng háo hức, phấn khởi.

+ Đoạn Gióng đánh giặc: khẩn trương, mạnh mẽ.

+ Đoạn cuối: giọng chậm, nhẹ, xa vời, mang màu sắc huyền thoại.

GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. Lưu ý cần đọc phân biể rõ lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: sứ giả, áo giáp, truyền, khôi ngô, phúc đức, thụ thai, phi…

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung:

 

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: truyền thuyết thời đại Hùng Vương thời kì giữ nước.

 

 

Hoạt động 2:  Đọc hiểu văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được  cách đọc, tóm tắt và chia bố cục văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Đọc, tóm tắt, bố cục VB

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

+ Tóm tắt văn bản Thánh Gióng

+ Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?

+ GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt?Bố cục của văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

HS tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung:

Như vậy, theo bố cục chúng ta vừa chia ở trên  thì có các sự việc xoay quanh nhân vật Gióng. Vậy ở mỗi phần, thông qua hình tượng nhân vật Thánh Gióng nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì? Để trả lời được câu hỏi đó, cô và các con sẽ đi tìm hiểu phần II.

2. Đọc- kể tóm tắt

- Nhân vật chính:  Gióng.

- Ngôi kể: ngôi thứ ba

- PTBĐ: tự sự

3. Bố cục:4 phần

- P1: từ đầu… nằm đấy : Sự ra đời kỳ lạ của Gióng

- P2: Tiếp… cứu nước: Sự trưởng thành của Gióng

- P3: Tiếp… lên trời: Gióng đánh tan giặc và bay về trời

- P4: Còn lại: Những vết tích còn lại của Gióng.