Soạn giáo án điện tử ngữ văn 6 CTST bài 2: Ôn tập
Soạn mới giáo án điện tử ngữ văn 6 chân trời sáng tạo bài 2: Ôn tập. Đây là bộ giáo án Powerpoint soạn chi tiết đầy đủ nội dung, hình ảnh minh họa sinh động thu hút học sinh tập trung học tập. Bộ tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
I. Giới thiệu
Bộ giáo án điện tử Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo soạn chi tiết đầy đủ bao gồm tất cả các bài trong chương trình học. Cụ thể:
- BÀI MỞ ĐẦU: HÒA NHẬP VÀO MÔI TRƯỜNG MỚI
- BÀI 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH
- BÀI 2. MIỀN CỔ TÍCH
- BÀI 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
- BÀI 4: NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI
- BÀI 5: TRÒ CHUYỆN CÙNG THIÊN NHIÊN
- BÀI 6: ĐIỂM TỰA TINH THẦN
- BÀI 7: GIA ĐÌNH THƯƠNG YÊU
- BÀI 8: NHỮNG GÓC NHÌN CUỘC SỐNG
- BÀI 9: NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN
- BÀI 10: MẸ THIÊN NHIÊN
- BÀI 11: BẠN SẼ GIẢI QUYẾT VIỆC NÀY NHƯ THẾ NÀO?
II. Giáo án điện tử Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
BÀI 2: MIỀN CỔ TÍCH
ÔN TẬP
BÀI 1:
THẢO LUẬN NHÓM
Tên truyện | Tóm tắt cốt truyện | Chủ đề của truyện |
Sọ Dừa |
|
|
Em bé thông minh. |
|
|
Non-bu và Heng-bu |
|
|
Trả lời
Tên truyện | Tóm tắt cốt truyện | Chủ đề của truyện |
Sọ Dừa | Ngày xưa, có đôi vợ chồng già hiếm muộn, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa. Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế và đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Nhờ chăm chỉ đèn sách, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ nước ngoài. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà đề phòng tai hoạ. Nhờ thế mà vợ chàng đã thoát nạn và hai vợ chồng có cuộc sống hạnh phúc. | Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị. |
Em bé thông minh. | Ngày xưa, có một ông vua sai viên quan đi dò la khắp nơi để tìm người tài giỏi. Một hôm, trên đường đi, viên quan phát hiện ra tài năng của một em bé con nhà thường dân (qua lời đối đáp nhanh nhạy, thông minh) đã báo cho nhà vua. Vua hay tin đã trực tiếp tạo ra những tình huống oái oăm để thử tài em. Lần thử thách cuối cùng, em bé đã đem trí thông minh của mình thắng điều kiện thách đố của sứ thần, giúp đất nước thoát khỏi cuộc chiến tranh. Sau đó, em được phong làm Trạng nguyên và giúp Vua trong việc triều chính.
| Truyện đề cao trí thông minh dân gian, phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú |
Non-bu và Heng-bu | Ngày xưa, trong một gia đình có hai anh em. Người anh là Non-bu tham lam, xấu tính nên giành hết tài sản. Người em là Heng-bu hiền lành, tốt bụng, chẳng nhận được tài sản gì nhưng vẫn siêng năng làm lụng, thường giúp đỡ những người nghèo khổ. Một năm, có đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà, người em đã đã cứu con chim nhạn khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân, đôi chim nhạn quay trở về và nhả cho chàng một hạt bầu. Chàng trồng cây bầu và khi quả lớn, chàng bổ ra, nhận được rất nhiều trân châu, hồng ngọc, tiền vàng rồi trở nên giàu có. Người anh thấy vậy, cũng làm theo nhưng đã bẻ gãy chân một con chim nhạn non với hi vọng sẽ được trả ơn nhưng khi hạt bầu mà người anh trồng được ra quả thì khi bổ ra toàn là các tráng sĩ tay cầm gậy rồi yêu tinh xuất hiện…., người anh trở thành kẻ ăn mày. Người em thương xót đã đến đưa gia đình người anh về sống cùng với mình. | Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị. |
Bài 2: Trong các truyện trên, em thích nhất truyện nào? Vì sao? Hãy chia sẻ cùng các bạn.
Bài 3:
Để viết bài văn kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn cần chú ý:
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết, cần đọc kĩ truyện cổ tích. Trong truyện đó, chi tiết nào gây ấn tượng sâu sắc nhất, nhân vật nào đáng nhớ nhất, cốt truyện thú vị nhất?
- Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý. Cần tìm ý cho truyện như: hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhân vật, sự việc xảy ra, cảm nghĩ của em về truyện và từ đó có thể sắp xếp các ý đã tìm theo một dàn ý.
- Bước 3: Khi viết bài, cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.
Để kể bài văn kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn cần chú ý:
- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe (là ai), mục đích, không gian và thời gian nói. Từ đó sẽ định hướng được nội dung bài nói, tăng hiệu quả giao tiếp.
- Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài nói, có thể sử dụng thêm hình ảnh, tranh vẽ để bài nói được sinh động.
- Bước 3: Khi kể cần chú ý giọng điệu, phù hợp với nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung được hấp dẫn hơn. Chú ý lựa chọn từ ngữ thích hợp với ngôi kể, tránh dùng ngôn ngữ viết
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại đặc điểm truyện cổ tích
- Đọc và soạn bài mới: Vẻ đẹp quê hương
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Ôn tập lại các đặc điểm của văn bản cổ tích: cốt truyện, nhân vật, các chi tiết kì ảo của các VB trong chủ đề đã học.
- Biết viết/kể lại một truyện cổ tích đã học hoặc đã đọc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện các đặc điểm truyện cổ tích, cách viết bài văn kể lại truyện cổ tích.
3. Phẩm chất:
- Hình thành những phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, bao dung, lương thiện, thật thà.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
· Giáo án
· Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
· Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
· Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: Miền cổ tích.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 2.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về đọc
a) Mục tiêu:HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các vă bản đã học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm + Hoàn thành nội dung bài tập 1 theo bảng thống kê. · Tóm tắt và nêu chủ đề truyện Sọ Dừa · Tóm tắt và nêu chủ đề truyện Em bé thông minh · Tóm tắt và nêu chủ đề truyện Non-bu và Heng-bu - HS chơi trò chơi “Bức hình bí mật”, đội nào bốc thăm vào hình ảnh nào cần đoan tên truyện và thực hiện nhiệm vụ tóm tắt và nêu chủ đề truyện
+ Em thích nhất truyện nào trong các truyện trên? Nêu rõ lí do em yêu thích truyện đó? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: | I. Ôn tập văn bản - Sọ Dừa - Em bé thông minh - Non-bu và Heng-bu |
1. Tóm tắt nội dung chính của ba văn bản cổ tích
Tên truyện | Tóm tắt truyện | Chủ đề truyện |
Sọ Dừa | Ngày xưa, có đôi vợ chồng già hiếm muộn, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa. Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế và đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Nhờ chăm chỉ đèn sách, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Nhờ thế mà vợ chàng đã thoát nạn và hai vợ chồng có cuộc sống hạnh phúc. | Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị |