Soạn bài Tức cảnh Pác Bó: mục A Hoạt động khởi động

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản “Tức cảnh Pác Bó”.

2. Tìm hiểu văn bản

a) Em hiểu thế nào về hai chữ “tức cảnh” trong nhan đề bài thơ?

…………………………

e) Nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

3. Tìm hiểu về câu cầu khiến

a) Chỉ ra câu cầu khiến trong những đoạn trích sau:

…………………….

c) Theo em, câu cầu khiến thường có những từ ngữ nào? Câu cầu khiến được dùng để làm gì? Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu hiệu gì?

4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

a) Bài viết giới thiệu hai danh thắng cảnh nào của Thủ đô Hà Nội?

…………………….

d) Muốn viết được bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, em cần phải làm gì?


2. Tìm hiểu văn bản

a. Tức cảnh: Người viết bất chợt bắt gặp một sự việc, một cảnh tượng cụ thể mà nảy sinh cảm hứng sáng tác nên bài thơ.

b. (1) Các từ trái nghĩa trong hai câu thơ đầu:

  • Sáng >< Tối
  • Ra >< vào
  • Các cặp từ trái nghĩa kết hợp với nhịp thơ linh hoạt diễn tả lối sống nhịp nhàng,  đều đặn, nề nếp của Bác Hồ.
  • Những hình ảnh như hang, bờ suối gợi lên mối quan hệ hòa hợp, gắn bó giữa con người với thiên nhiên, sự ung dung, thoải mái giữa cuộc sống núi rừng.

(2)  chọn B – Hình tượng ẩn sĩ vui thú lâm tuyền.

c. Câu thơ thứ ba chuyển mạch cảm xúc của bài thơ từ tâm hồn khoáng đạt, giao cảm với thiên nhiên sang sự trang nghiêm, trang trọng, lớn lao của cuộc đời, sự nghiệp Cách mạng. Ý thơ từ chất thi sĩ chuyển sang chất chiến sĩ.

d. Giải thích:

  • Thứ nhất, Bác được sống giữa núi rừng, được hòa hợp với thiên nhiên cây cỏ. “Sang” ở đây không phải là sự sang trọng về vật chất mà là cái thoải mái tinh thần.
  • Thứ hai là vì lúc này tâm trạng Bác đang rất vui vì thời cơ của Cách mạng đang đến gần,. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt chẳng có nghĩa lí gì, thậm chí nó còn trở nên sang trọng.

e. Giọng điệu bao trùm bài thơ là giọng điệu tự nhiên, hóm hỉnh, sảng khoái và lạc quan, pha chút vui đùa.

3. Tìm hiểu về câu cầu khiến

a. Câu cầu khiến trong các đoạn trích:

(1) - Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.

(2) - Đi thôi con.

b. Khi đọc câu “Mở cửa” trong trường hợp (1), ta đọc với giọng đều và bình thường. Còn với câu “Mở cửa!” trong trường hợp (2) ta cần đọc với sự nhấn giọng, thể hiện thái độ (bực bội hoặc đe dọa …)

Câu “Mở cửa!” (2) là câu nhằm ra lệnh, cầu khiến. câu “Mở cửa.” ở trường hợp (1) nhằm trần thuật, giải thích.

c. Câu cầu khiến thường có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào...

Câu cầu khiến được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...

Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than.

4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

a. Bài viết giới thiệu hai danh thắng cảnh: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn của Thủ đô Hà Nội.

b. Bài viết được sắp xếp theo bố cục, trình tự:

+ Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm.

+ Giới thiệu đền Ngọc Sơn.

+ Sinh hoạt quanh bờ hồ.

Về bố cục, bài viết này thiếu phần mở bài.

c) Bài viết sử dụng chủ yếu là phương pháp miêu tả và giải thích.

d) Muốn viết được bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, ta cần phải thu thập những kiến thức liên quan đến danh thắng cảnh đó.Như vậy, cần phải quan sát trực tiếp danh thắng cảnh, tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết để có được kiến thức đáng tin cậy về nơi ấy.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác