Soạn bài Ca Huế trên sông Hương: mục A Hoạt động khởi động

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Đọc văn bản sau: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG.

2. Tìm hiểu văn bản

a) Văn bản trên được viết theo thể loại gì ? kể tên một vài văn bản viết theo thể loại này mà em biết.

………….

f) Qua văn bản em hiểu thêm gì về xứ Huế ?

3. Tìm hiểu về phép liệt kê

a) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

……..

4. Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.

a. Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?

b. Mỗi văn bản viết ra nhằm mục đích gì?

……


2. Tìm hiểu văn bản

a. Văn bản thuộc thể loại bút kí.

Các văn bản cùng thể loại là : Cô tô, Cây tre việt nam, Lòng yêu nc, Lao Xao….

b. 

Làn điệu ca Huế:

Các điệu hò: chèo cạn, bài thai đưa linh, giã gạo, re em, giã vôi, giã điệp, bài chòi….

Các điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân.

Các điệu nam: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc…

Nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh

Ngón đàn: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng…

c. Nối:  a-2 b-1 c-3 d-4 e-5.

d. Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp, nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cố đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... trong đêm trăng thơ mộng trên sông Hương mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ, cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào làm nên một đêm trăng kì diệu đưa con người hòa mình với sông nước, với xứ Huế mộng mơ.

e. Ca Huế được hình thành từ ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

g.  Em có sự hiểu biết thêm về đặc trưng của dân ca xứ Huế. Đó là điệu dân ca có sự kết hợp giữa nhạc dân gian và nhạc cung đình. Như vậy vùng đất Huế ko chỉ nổi tiếng bởi những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh mà nó còn nổi tiếng bởi các làm điệu dân ca. Đó là một sản phẩm tinh thần thật đáng trân trọng, tự hào.

3. Tìm hiểu về phép liệt kê

a.

1) Giống nhau:

  • Về cấu tạo:  đều là cụm danh từ: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, nào ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, …..
  • Về ý nghĩa của các bộ phận giống nhau trong câu đều để chỉ những vật dụng, khắc họa cảnh sinh hoạt xa hoa của quan lớn

2)  Tác dụng: Làm nỗi bậc sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của những người dân phu.

3)  Phép liệt kê : liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại.

b. Điền từ: Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để ….

c. Phép liệt kê trong 2 phần có sự khác nhau là: 

(1) Liệt kê theo cặp

(2) Liệt kê không theo cặp

d.

(1) Phép liệt kê: Một canh, hai canh...lại ba canh.

  • Liệt kê xét theo ý nghĩa
  • Liệt kê tăng tiến

=> Không thể đảo vị trí. Vì người đọc khó hiểu được ý nghĩa và nội dung truyền tải.

(2) Phép liệt kê: Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng.

  • Liệt kê xét theo ý nghĩa 
  • Liệt kê không tăng tiến.

=> Có thể đảo vị trí. Vì khi đảo không làm mất ý câu, vẫn hiểu được nội dung

e.

Liệt kê theo từng cặp: Toàn thể dân tột Việt Nam … độc lập ấy.

Liệt kê không theo từng cặp: Ở một nước …. bằng gối, bằng cả gan bàn chân, gót chân,..

Liệt kê tăng tiến: Một canh...hai canh...lại ba canh,/ … giấc chẳng lành

Liệt kê không tăng tiến: Những cảnh sửa sang... / Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng.

4. Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.

a. Thông báo: Khi cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó xuống cấp thấp hơn, họãc muốn cho nhiều người

Đề nghị: Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết

Báo cáo: cần thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo.

b. Mục đích của các loại văn bản trên:

  • Thông báo: phô biến một nội dung nào đó. -
  • Văn bản đề nghị: đề xuất nguyện vọng, ý kiến nào đó.
  • Báo cáo: tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên biết.

c. Giống nhau: trình bày theo một số mục nhất định (theo mẫu đã quy định sẵn)

Khác nhau: về mục đích, nơi gửi và nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản.

Ba văn bản trên khác so với các tác phẩm thơ văn: Văn thơ văn dùng hư cấu và tưởng tượng của các tác giả, vì vậy nó thường mang phong cách riêng của từng người, và ngôn ngữ cũng mang tính hình tượng cao. Còn văn bản hành chính thì phải rò ràng, chính xác, thống nhất theo khuôn mẩu, tuân theo số mục nhất định và không được viết theo sự hư câu, tưởng tượng.

d. Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.

e. Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ;
  • Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;
  • Tên văn bản.
  • Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản
  • Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản
  • Nội dung thông báo, đề nghị , báo cáo;
  • Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác