Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Chữ người tử tù.

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Chữ người tử tù.


1. Tác giả

- Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở làng Mọc, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Ông sinh gia trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.

- Năm 1929, khi đang học Thành Chung Nam Định ông bị đuổi học.

- Sau đó, ông bị đi tù vì sang biên giới Thái Lan không có giấy phép.

- Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương.

- Năm 1945, ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến.

- Năm 1948 – 1957, ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.

- Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Vang bóng một thời, Cảnh sắc và hương vị đất nước, Tùy bút Sông Đà, Ngọn đèn dầu lạc,...

- Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc:

+ Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông": mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mỹ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương xót lại gọi là vang bóng một thời.

+ Sau Cách mạng tháng Tám, cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có ở cá nhân đại chúng.

+ Nguyễn Tuân theo chủ nghĩa xê dịch. Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, và những phong cảnh tuyệt mĩ.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

b. Thể loại: Truyện ngắn.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

d. Ý nghĩa nhan đề:

- Khi in trên tập chí Tao đàn có tên Dòng chữ cuối cùng: dồn sức nặng vào hai chữ cuối cùng, gợi đến sự kết thúc, sự ám ảnh nặng nề về cái chết của nhân vật.

g Đây không phải chủ đề, tư tưởng mà nhà văn muốn truyền tải (Không phù hợp).

- Khi in thành sách trong tập truyện Vang bóng một thời chính tác giả là người đổi tên thành Chữ người tử tù:

+ Chữ là hiện thân của cái đẹp, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, cần được tôn vinh, ngợi ca.

+ Người tử tù là đại diện của cái xấu, cái ác, cần loại bỏ khỏi xã hội.

g Trong nhan đề đứa đựng sự mâu thuẫn, gợi ra tình huống éo le, ngang trái xuyên suốt tác phẩm, khơi gợi sự tò mò của người đọc.

⇒ Thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm: tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử của cái đẹp trong cuộc đời.

3. Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu đến …để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): Cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại

- Phần 2 (Tiếp theo đến …thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.

- Phần 3 (Còn lại): Cảnh cho chữ.


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều bài 3 Chữ người tử tù

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác