Lập bảng so sánh các bản Hiến pháp năm 1946, 1992 và 2013 theo gợi ý sau:
B. CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu hỏi 3: Lập bảng so sánh các bản Hiến pháp năm 1946, 1992 và 2013 theo gợi ý sau:
Hiến pháp | 1946 | 1992 | 2013 |
Bối cảnh ra đời | ? | ? | ? |
Nội dung cơ bản | ? | ? | ? |
Ý nghĩa | ? | ? | ? |
Hướng dẫn:
Hiến pháp | 1946 | 1992 | 2013 |
Bối cảnh ra đời | Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập, việc xây dựng nền dân chủ nhân dân là nhiệm vụ cấp bách. | Nhà nước và nhân dân đang tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước (từ năm 1986). | Công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng đang được tiến hành mạnh mẽ. |
Nội dung cơ bản | - Ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. - Quy định chính thể của Việt Nam là Dân chủ Cộng hoà. - Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân, xác nhận sự bình đẳng về mọi phương diện của tất cả công dân Việt Nam trước pháp luật. - Quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, gồm: Nghị viện nhân dân, Chính phủ, chính quyền địa phương và cơ quan tư pháp. | - Về kinh tế: Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. - Về chính trị: Xây dựng nhà nước theo thể chế cộng hòa (xã hội chủ nghĩa)… - Về đối ngoại: “Thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi”. | - Quy định quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Cơ quan tư pháp. - Phân định rõ hơn thẩm quyền của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương. - Lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc "kiểm soát quyền lực". - Khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng biện pháp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. - Khẳng định và mở rộng các quyền con người và quyền công dân. - Quy định về việc thực hiện quyền làm chủ và quyền giám sát của nhân dân. |
Ý nghĩa | - Là bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, là bản hiến pháp dân chủ và tiến bộ ở Đông Nam Á thời bấy giờ. - Khẳng định chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Đặt nền móng cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước kiểu mới | - Tạo cơ sở chính trị - pháp lý cho công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam. - Đóng vai trò quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. | Tạo cơ sở chính trị - pháp lý cho công cuộc đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng ở Việt Nam. |
Bình luận