Đáp án phần Làm Văn Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 34 năm 2017


II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Dàn ý chi tiết

1. Khẳng định vấn đề 
- Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu…là những tấm gương tiêu biểu trong thời chiến đã anh dũng hy sinh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Họ đã cùng hàng triệu người con ưu tú của đất nước viết tiếp những trang sử vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
2. Bàn luận 
a. Thể hiện lòng biết ơn
- Nhận thức sâu sắc và đúng đắn vai trò của những thế hệ cha anh đi trước đã không tiếc máu xương, sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Từ đó hình thành thái độ cảm phục, ngợi ca, biết ơn một cách chân thành.
- Thể hiện lòng biết ơn qua những việc làm, hành động cụ thể: luôn tự hào về lịch sử dân tộc, làm giàu vốn hiểu biết của mình bằng cách tìm hiểu những tấm gương yêu nước, những vị anh hùng,…
b. Trách nhiệm 
- Xây dựng lối sống đúng đắn, tích cực, có mục tiêu, lí tưởng rõ ràng.
- Ra sức học tập, tiếp thu tri thức góp phần thúc đẩy đất nước phát triển, hội nhập.
- Lên án những hành vi, việc làm sai trái làm ảnh hưởng đến danh dự quốc gia, những hành vi chống phá nền độc lập dân tộc, xâm phạm lãnh thổ…
3. Bài học và liên hệ bản thân
- Noi gương thế hệ cha anh đi trước, sống có trách nhiệm với bản thân, xã hội.
- Liên hệ: (thí sinh bày tỏ một cách chân thành, tích cực) Trong công cuộc xây dựng đất nước việc tích cực học tập để tiếp thu tri thức và tham gia các hoạt động có ý nghĩa xã hội thể hiện sự đóng góp của tuổi trẻ đối với công cuộc xây dựng đất nước. Trước những thông tin sai lệch về lịch sử, cần có nhận thức đúng đắn và tuyên truyền để mọi người hiểu đúng là lịch sử dân tộc...

Câu 2 (5,0 điểm)

Dàn ý chi tiết

a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu khái quát phần mở đầu Tuyên Ngôn Độc Lập.

- Giới thiệu về Hồ Chí Minh

- Giới thiệu về tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập

b. Nội dung mở đầu Tuyên Ngôn Độc Lập

  • Bác dẫn lời hai bản Tuyên Ngôn của Mỹ và Pháp.Nội dung chủ yếu đề cập đến “ Nhân quyền”-Quyền con người
  • Từ những lẽ phải về Nhân quyền Hồ Chí Minh đã “suy rộng ra” quyền dân tộc, những quyền mà hai bản Tuyên Ngôn trên chưa nói đến
  • Đóng góp của Hồ Chí Minh là khẳng định quyền dân tộc từ việc suy rộng ra những lẽ phải về quyền con người. Nếu quyền con người là lẽ phải không ai chối cãi được thì quyền dân tộc là chân lý không thể chối bỏ.
  • Một chính khách nước ngoài từng nhận định “ Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là đã phát triển quyền con người thành quyền dân tộc. Như vậy, nghĩa là tất cả mọi dân tộc đều có quyền quyết định lấy vận mệnh của mình”.

c. Cách lập luận của Hồ Chí Minh vừa chặt chẽ sắc bén vừa kiên quyết khôn khéo

  • Chặt chẽ ở chỗ từ quyền con người (Cả thế giới biết đến) suy ra quyền dân tộc – Khép lại cơ sở pháp lý “ đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
  •  Sắc bén Bác trích tuyên ngôn của Mỹ, Pháp và đánh giá rất cao “Lời bất hủ ấy” rồi đưa ra vấn đề quyền dân tộc của mình một cách thật hợp lý
  •  Kiên quyết; Đứng trên lập trường dân tộc: Bản Tuyên ngôn ngầm cảnh báo với Mỹ, Pháp nếu cố tình xâm lược Việt Nam tức là phản bội lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc họ: “ Tự do, bình đẳng, bác ái”
  •  Khôn khéo : Dùng tuyên ngôn của Mỹ, Pháp là sử dụng gậy ông đập lưng ông”
  • Đề cao dân tộc Mỹ và Pháp cũng là tranh thủ sự đồng tình của nhân dân tiến bộ ngay trên đất nước của họ

d. Đánh giá vấn đề: Với cách mở đầu tuyên ngôn như thế, người viết đã tạo cơ sở vững chắc về pháp lý cho Tuyên ngôn độc lập. Câu kết có ý nghĩa khép- mở vấn đề thật chắc chắn, sâu sắc
(Lưu ý: Đánh giá cao học sinh biết bám sát văn bản có dẫn chứng chính xác, cụ thể, lối viết sáng tạo. Tùy khả năng diễn đạt, lập luận có thể linh hoạt cho điểm tối đa ở từng phần)


Bình luận