Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, Nguyễn Đình Chiểu có viết: “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; Thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ

Câu 3: Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, Nguyễn Đình Chiểu có viết: “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; Thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

Giải thích nghĩa của từ ngữ “danh thơm”, “tiếng ngay” trong đoạn trích trên. Tìm thêm từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đó.


- “Danh thơm”: danh tiếng tốt đẹp (của người nghĩa sĩ) còn lưu lại (sau khi họ đã hi sinh vì nghĩa lớn). Từ“danh thơm” trong tiếng Việt do chữ “phương danh” trong Hán ngữ.

+ Từ đồng nghĩa: tiếng thơm, tiếng tốt, tiếng lành,...

- “Tiếng ngay”: danh tiếng ngay thẳng, chính trực (của người nghĩa sĩ) còn lưu lại (sau khi họ đã hi sinh vì nghĩa lớn). Cụm từ “tiếng ngay” là một sáng tạo rất riêng của Nguyễn Đình Chiểu, không (hoặc ít) thấy trong các tác phẩm trước đó.

+ Từ đồng nghĩa: ngay thẳng, chính trực, chính nghĩa,...


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7 Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của từ (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác