Nhan đề đầu tiên của truyện ngắn này là Cái lò gạch cũ, nhưng khi in thành sách, nhà xuất bản tự ý đổi thành Đôi lứa xứng đôi; mãi đến năm 1946, tác giả mới đặt lại là Chí Phèo. Hãy nhận xét hai cái tên đầu tiên

Câu 9: Nhan đề đầu tiên của truyện ngắn này là Cái lò gạch cũ, nhưng khi in thành sách, nhà xuất bản tự ý đổi thành Đôi lứa xứng đôi; mãi đến năm 1946, tác giả mới đặt lại là Chí Phèo. Hãy nhận xét hai cái tên đầu tiên. 


Đặt tên truyện là Cái lò gạch cũ, phải chăng tác giả muốn nói đến sự luẩn quẩn bế tắc, gắn với hình ảnh Chí Phèo ở đầu truyện, khi còn là thằng bé đỏ hỏn được cuốn trong một cái váy đụp vứt ở cái lò gạch bỏ hoang và hình ảnh cuối truyện: Thị Nở sau khi nghe tin Chí Phèo đâm chết bá Kiến và tự sát một cách khủng khiếp đã nhớ lại những lúc gần gũi với hắn và nhìn nhanh xuống bụng rồi thoáng thấy hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không ở nơi vắng người lại qua ? Có thể sẽ có một Chí Phèo con ra đời cũng ở cái lò gạch ấy để "nối nghiệp" bố. Như vậy Cái lò gạch cũ như là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, gắn liền với tuyến chủ đề chính của tác phẩm.

– Còn nhan đề Đôi lứa xứng đôi thì hướng sự chú ý vào Chí Phèo và thị Nở – một con "quỷ dữ của làng Vũ Đại" mặt mũi bị "vằn dọc vằn ngang" và một mụ đàn bà xấu "ma chê quỷ hờn". Cách đặt tên Đôi lứa xứng đôi là rất giật gân, gây sự tò mò, phù hợp với thị hiếu của một lớp công chúng bấy giờ.


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều bài 3 Chí phèo

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác