Tắt QC

Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P5)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

  • A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.
  • B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
  • C. Chỉ có chiều cao tăng.
  • D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

Câu 2: Chọn câu phát biểu sai

  • A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
  • B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.
  • C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.
  • D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.

Câu 3: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh?Về mùa đông, ở các xứ lạnh

  • A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước.
  • B. nước ở giữa hồ đóng băng trước.
  • C. nước ở mặt hồ đóng băng trước.
  • D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.

Câu 4: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.

  • A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi.
  • B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên.
  • C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
  • D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.

Câu 5: Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

  • A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.
  • B. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.
  • C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ giãn nở.
  • D. Vì chiều dài thanh ray không đủ.

Câu 6: Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì:

  • A. ống nhiệt kế dài ra.
  • B. ống nhiệt kế ngắn lại.
  • C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.
  • D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.

Câu 7: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy?

  • A. Sương đọng trên lá cây.
  • B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.
  • C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.
  • D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.

Câu 8: Nhiệt độ đông đảo của rượu là $-117^{0}C$, của thủy ngân là $-38,83^{0}C$ . Ở nước lạnh người ta dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế thủy ngân? Vì sao?

  • A. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt kế thủy ngân rất chính xác.
  • B. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt độ đông đặc của thủy ngân cao hơn nhiệt độ đông đặc của rượu.
  • C. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì ở âm vài chục oC rượu bay hơi hết.
  • D. Dùng nhiệt kế rượu vì nhiệt kế rượu có thể đo nhiệt độ môi trường $-50^{0}C$

Câu 9: Chất nào trong các chất sau đây khi đông đặc thể tích không tăng?

  • A. Nước       
  • B. Chì
  • C. Đồng       
  • D. Gang

Câu 10: Không được làm việc nào sau đây khi làm thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không?

  • A. Dùng hai đĩa giống nhau.
  • B. Đặt hai đĩa đựng cùng một lượng chất lỏng vào cùng một nơi.
  • C. Dùng hai đĩa đựng hai chất lỏng khác nhau.
  • D. Chỉ làm nóng một đĩa.

Câu 11: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

  • A. Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước
  • B. Nước trong cốc cạn dần
  • C. Phơi quần áo cho khô
  • D. Sự tạo thành nước

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng.
  • B. Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
  • C. Bình thường, nước sôi ở nhiệt độ $100^{0}C$.
  • D. Ở nhiệt độ sôi, nước bay hơi ở cả trong lòng chất lỏng

Câu 13: Chọn phát biểu không đúng về nhiệt độ sôi?

  • A. Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau.
  • B. Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.
  • C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
  • D. Nhiệt độ sôi của nước là lớn nhất trong các chất lỏng.

Câu 14: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

  • A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước.
  • B. Đốt ngọn nến.
  • C. Đúc chuông đồng.
  • D. Đốt ngọn đèn dầu.

Câu 15: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sự sôi?

  • A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng.
  • B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.
  • C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi.
  • D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng

Câu 16: Hiện tượng nước biển tạo thành muối là hiện tượng

  • A. Bay hơi       
  • B. Ngưng tụ
  • C. Đông đặc       
  • D. Nóng chảy

Câu 17: Rượu nóng chảy ở -117oC. Hỏi rượu đông đặc ở nhiệt độ nào sau đây?

  • A. 117oC
  • B. -117oC
  • C. Cao hơn -117oC
  • D. Thấp hơn -117oC

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều