Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 6 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dựa vào nguồn gốc sợi dệt, vải được chia thành mấy loại chính?
- A. 2
B. 3
- C. 4
- D.5
Câu 2: Vải sợi thiên nhiên được dệt từ các dạng sợi
A. Có sẵn trong thiên nhiên
- B. Do con người tạo ra từ một số chất hóa học
- C. Từ sự kết hợp nhiều loại sợi với nhau
- D. Đáp án khác
Câu 3: Một vài ví dụ dưới đây thuộc vải sợi thiên nhiên là:
- A. Vải lanh
- B. Vải bông
- C. Vải tơ tằm
D. Vải lanh, vải bông và vải tơ tằm
Câu 4: Khi kết hợp hai hay nhiều loại sợi khác nhau tạo thành
- A. Vải sợi thiên nhiên
- B. Vải sợi tổng hợp
- C. Vải sợi nhân tạo
D. Vải sợi pha
Câu 5: Vải cotton được tạo ra từ nguồn nguyên liệu nào sau đây?
A. Cây bông
- B. Cây lanh
- C. Lông cừu
- D. Con tằm nhả tơ
Câu 6: Vật nào dưới đây không phải là trang phục?
- A. Khăn choàng
- B. Tất (vớ)
- C. Thắt lưng
D. Quạt điện
Câu 7: Phân loại trang phục theo giới tính, có mấy loại trang phục?
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D.5
Câu 8: Chức năng của trang phục là
- A. Giúp con người chống nóng
B. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người
- C. Giúp con người chống lạnh
- D. Làm tăng vẻ đẹp của con người
Câu 9: Trang phục là gì?
- A. Là quần áo con người mặc lên người
- B. Là các vật dụng như mũ, giày, tất, khăn choàng...
C. Là các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như: mũ, giày, tất (vớ), khăn choàng...
- D. Đáp án khác
Câu 10: Dựa vào tiêu chí phân loại nào để phân loại trang phục thành trang phục nam, trang phục nữ?
- A. Theo lứa tuổi
B. Theo giới tính
- C. Theo công dụng
- D. Theo thời tiết
Câu 11: Đâu là khái niệm đúng của thời trang?
A. Là những kiểu trang phục được nhiều người ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong một khoảng thời gian nhất định
- B. Là phong cách ăn mặc của cá nhân mỗi người
- C. Là hiểu và cảm thụ cái đẹp
- D. Là sự thay đổi các kiểu quần áo, cách ăn mặc được số đông ưa chuộng trong một thời gian
Câu 12: Thời trang thay đổi không phải do ảnh hưởng của yếu tố nào
- A. Văn hóa
- B. Sự phát triển của khoa học và công nghệ
- C. Kinh tế
D. Vật lý
Câu 13: Phong cách thời trang là
A. Cách ăn mặc theo nhu cầu thẩm mĩ và sở thích để tạo nên vẻ đẹp riêng, độc đáo của mỗi người
- B. Hiểu và cảm thụ cái đẹp
- C. Sự thay đổi các kiểu quần áo, cách mặc được số đông ưa chuộng trong mỗi thời kì
- D. Là những kiểu trang phục được sử dụng phổ biến trong xã hội vào một khoảng thời gian nhất định
Câu 14: Tùy theo nhu cầu mặc đẹp của con người, có bao nhiêu loại thời trang dưới đây?
- Thời trang xuân hè, thu đông
- Thời trang công sở
- Thời trang trẻ em
- A. 0
- B. 1
- C. 2
D. 3
Câu 15: Đồ dùng nào sau đây không phải là đồ dùng điện trong gia đình?
- A. Máy xay sinh tố
B. Xe đạp
- C. Máy sấy
- D. Bàn là
Câu 16: Đại lượng nào dưới đây không phải là thông số kĩ thuật trong gia đình?
- A. Điện áp định mức
- B. Công suất định mức
- C. Dung tích
D. Độ thẩm mỹ
Câu 17: Hình ảnh dưới đây là đồ dùng điện nào trong gia đình?
A. Máy xay sinh tố
- B. Điều hòa không khí
- C. Máy giặt
- D. Quạt điện
Câu 18: Những thông số kĩ thuật nào sau đây là của nồi cơm điện?
(1) Điện áp định mức
(2) Dung tích
(3) Sải cánh
- A. (1), (2) và (3)
- B. (2) và (3)
- C. (1) và (3)
D. (1) và (2)
Câu 19: Có bao nhiêu thông số kĩ thuật nào dưới đây có trong máy xay sinh tố?
- Công suất định mức
- Dung tích của cối xay
- Điện áp định mức
- A. 0
- B. 1
- C. 2
D. 3
Câu 20: Có bao nhiêu dụng cụ bảo vệ an toàn điện sau đây thường được sử dụng trong gia đình?
- Bút thử điện
- Găng tay cao su
- Thảm cao su
- Cầu chì
- A. 1
- B. 2
- C. 3
D. 4
Câu 21: Biện pháp nào sau đây đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?
- A. Lắp đặt ổ lấy điện trong tầm với của trẻ
- B. Thả diều ở những nơi có đường dây diện đi qua
C. Sử dụng các đồ điện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
- D. Đến gần khu vực có biển báo nguy hiểm về tai nạn điện
Câu 22: Đâu không phải nguyên tắc an toàn khi sử dụng và sửa chữa điện?
- A. Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.
- B. Trước khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện.
- C. Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện
D. Trước khi sửa chữa điện phải bảo đảm nguồn điện không bị cắt
Câu 23: Tai nạn điện không gây ra hậu quả nào sau đây?
- A. Điện giật
- B. Hỏa hoạn do chập điện
- C. Gây ra các sự cố về điện ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân
D. Đáp án khác
Câu 24: Trường hợp nào sau đây được coi là mất an toàn khi sử dụng đồ điện?
- A. Sử dụng đúng điện áp định mức
- B. Ngắt nguồn điện khi sửa chữa
- C. Sử dụng đúng chức năng của đồ điện
D. Sử dụng đồ điện khi dây cấp nguồn bị chuột cắn hở điện
Câu 25: Trước khi sửa chữa điện, cách cắt nguồn điện nào dưới đây có thể dẫn đến nguy hiểm?
- A. Rút phích cắm điện
- B. Rút nắp cầu chì
- C. Cắt cầu dao
D. Rút cầu dao
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận