Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ở chim bồ câu mái chỉ buồng trứng bên trái phát triển có tác dụng:

  • A. Vì chim đẻ số lượng trứng ít.
  • B. Giảm trọng lượng cơ thể.
  • C. Vì khả năng thụ tinh cao.
  • D. Vì chim có tập tính nuôi con.

Câu 2: Ong mắt đỏ dùng để tiêu diệt sâu đục thân ở lúa là sử dụng:

  • A. Thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại.
  • B. Gây vô sinh sinh vật gây hại.
  • C. Vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
  • D. Thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật hại.

Câu 3: Nơi có sự đa dạng sinh học ít nhất là:

  • A. Cánh đồng lúa.
  • B. Biển.
  • C. Đồi trống.
  • D. Sa mạc.

Câu 4: Động vật nào sau đây thuộc bộ gặm nhấm?

  • A. Chuột chù.
  • B. Chuột đồng.
  • C. Chuột chũi.
  • D. Mèo.

Câu 5: Kangaroo sơ sinh có kích thước trung bình khoảng:

  • A. 6 cm.
  • B. 5 cm.
  • C. 4 cm.
  • D. 3 cm.

Câu 6: Thỏ kiếm thức ăn vào thời gian nào?

  • A. Buổi sáng.
  • B. Buổi tối.
  • C. Buổi chiều.
  • D. Cả A và C.

Câu 7: Mèo, báo có đặc điểm đi lại rất êm và nhẹ bởi vì

  • A. Các ngón chân có vuốt.
  • B. Dưới các ngón chân có nệm thịt dày.
  • C. Các ngón chân có lông.
  • D. Dưới các chân có vuốt.

Câu 8: Thích phơi nắng là tập tính của:

  • A. Ếch đồng.
  • B. Chim bồ câu.
  • C. Thằn lằn bóng.
  • D. Thỏ.

Câu 9: Dơi ăn quả thuộc lớp:

  • A. Lưỡng cư.
  • B. Bò sát.
  • C. Chim.
  • D. Thú.

Câu 10: Biện pháp tiêu diệt sinh vật gây hại nào dưới đây là biện pháp đấu tranh sinh học:

  • A. dùng keo dính chuột.
  • B. dùng mèo bắt chuột.
  • C. bẫy chuột.
  • D. thuốc diệt chuột.

Câu 11: Hệ hô hấp của chim bồ câu có gì khác với lưỡng cư, bò sát?

  • A. Thực quản có diều
  • C. Có dạ dày cơ
  • B. Có dạ dày tuyến
  • D. Cả A, B, C.

Câu 12: Hệ tuần hoàn chim bồ câu có đặc điểm là :  

  • A. Tim có 4 ngăn máu pha riêng biệt.  
  • B. Tim có 4 ngăn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.  
  • C. Tim 3 ngăn máu pha nuôi cơ thể.  
  • D. Tim 4 ngăn máu đỏ thẫm nuôi cơ thể. 
Câu 13: Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?
  • A. Cá chuồn.
  • B. Cá cóc Tam Đảo.
  • C. Cá cóc Nhật Bản.
  • D. Ễnh ương.

Câu 14: Đặc điểm răng của bộ Ăn sâu bọ phù hợp ăn sâu bọ là

  • A. Các răng đều nhọn.
  • B. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
  • C. Răng cửa lớn, răng hàm kiểu nghiền.
  • D. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc.

Câu 15:  Động vật nào được dùng chế tạo nước hoa?

  • A. tôm hùm
  • B. gà lôi
  • C. khỉ vàng.
  • D. hươu xạ.

Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn nước?

  • A. Thường săn mồi vào ban đêm.
  • B. Nguồn thức ăn chủ yếu là ếch nhái, cá.
  • C. Vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn.
  • D. Săn mồi cả ngày lẫn đêm.

Câu 17: Thú mỏ vịt thường làm tổ ấp trứng

  • A. ở trong cát.
  • B. bằng lông nhổ ra từ quanh vú.
  • C. bằng đất khô.
  • D. bằng lá cây mục.

Câu 18: Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp chúng dễ săn mồi.
  • B. Giúp lẩn trốn kể thù.
  • C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da.
  • D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non.

Câu 19: Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau? 

  • A. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau.
  • B. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau.
  • C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau.
  • D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 20: Thú Móng guốc chia làm mấy bộ

  • A. 2 bộ là Bộ Guốc chẵn và Bộ Guốc lẻ.
  • B. 2 bộ là Bộ Voi và Bộ Guốc chẵn.
  • C. 2 bộ là Bộ Guốc lẻ và Bộ Voi.
  • D. 3 bộ là Bộ Guốc chẵn, Bộ Guốc lẻ và Bộ Voi.

Câu 21: Trong các động vật sau, động vật nào có quan hệ họ hàng gần với nhện nhà nhất ?

  • A. Trai sông
  • B. Bọ cạp
  • C. Ốc sên
  • D. Giun đất.

Câu 22: Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?

  • A. Tuyến phao câu.
  • B. Tuyến mồ hôi dưới da.
  • C. Tuyến sữa.
  • D. Tuyến nước bọt.

Câu 23: Trong các động vật sau, động vật nào phát triển không qua biến thái?

  • A. Ong mật.
  • B. Ếch đồng.
  • C. Thằn lằn bóng đuôi dài.
  • D. Bướm cải.

Câu 24: Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài, là vì

  • A. Đỡ tiêu tốn năng lượng.
  • B. Cho hiệu suất thụ tinh cao.
  • C. Không nhất thiết phải cần môi trường nước.
  • D. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường.

Câu 25: Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất

  • A. Đới lạnh.
  • B. Hoang mạc đới nóng.
  • C. Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm.
  • D. Cả A và B đúng.

Câu 26: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Linh trưởng là đúng?

  • A. Ăn thực vật là chính.
  • B. Sống chủ yếu ở dưới đất.
  • C. Bàn tay, bàn chân có 4 ngón.
  • D. Đi bằng bàn tay.

Câu 27: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Cá voi có cơ thể …(1)…, có lớp mỡ dưới da …(2)… và …(3)… gần như tiêu biến hoàn toàn.

  • A. (1): hình chữ nhật; (2): rất mỏng; (3): chi trước.
  • B. (1): hình thoi; (2): rất mỏng; (3): lông.
  • C. (1): hình thoi; (2): rất dày; (3): lông.
  • D. (1): hình thoi; (2): rất dày; (3): chi trước.

Câu 28: Đặc điểm của chuột chù thích nghi với đào bới tìm mồi

  • A. Thị giác kém phát triển
  • B. Khứu giác phát triển
  • C. Có mõm kéo dài thành vòi
  • D. Tất cả các ý trên đúng.

Câu 29: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?

  • A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo.
  • B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng.

  • C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú.

  • D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai?

  • A. Là động vật biến nhiệt.
  • B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông.
  • C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn.
  • D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc, …


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác