Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhân tố quy định giới hạn năng suất của một giống là:

  • A. Điều kiện khí hậu.
  • B. Kiểu gen của giống.
  • C. Kỹ thuật nuôi trồng.
  • D. Chế độ dinh dưỡng.

Câu 2: Moocgan sau khi cho lai ruồi giấm thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh ngắn được F1, thì đã làm tiếp thế nào để phát hiện liên kết gen?

  • A. Lai phân tích ruồi cái F1
  • B. Lai phân tích ruồi đực P.
  • C. Lai phân tích ruồi cái P. 
  • D. Lai phân tích ruồi đực F1.

Câu 3: Trong trường hợp mỗi cặp tính trạng do một cặp gen qui định và trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Ở phép lai AaBbDd x AabbDD, đời con có:

  • A. 16 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.
  • B. 16 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
  • C. 12 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
  • D. 12 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.

Câu 4: Việc nối kín các đoạn okazaki để tạo nên một mạch đơn hoàn chỉnh được thực hiện nhờ :

  • A. ARN polimeraza
  • B. enzim tháo xoắn
  • C. enzim nối (ligaza)
  • D. ADN polimeraza

Câu 5: Biến đổi ở một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là

  • A. đột biến điểm.
  • B. đột biến gen.
  • C. thể đột biến.
  • D. đột biến

Câu 6: Chỉ có 3 loại nuclêôtit là A,U,X người ta tiến hành tổng hợp nên 1 phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền mã hóa axit amin:

  • A. 24.
  • B. 8.
  • C. 26.
  • D. 27.

Câu 7: Một đoạn gen có trình tự các nuclêotit như sau:

Mạch gốc: 3’ TXG XXT GGA TXG 5’

Mạch bổ sung:  5’ AGX GGA XXT AGX 3’

Trình tự các nuclêotit tương ứng trên mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên là:

  • A. 5’ AGX GGA XXU AGX 3’.
  • B. 3’ UXG XXU GGA UXG 5’.
  • C. 5’ UXG XXU GGA UXG 3’.
  • D. 3’ AGX GGA XXU AGX 5’.

Câu 8: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

  • A. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
  • B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
  • C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
  • D. một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

Câu 9: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân sơ đều

  • A. bắt đầu bằng foocmin-Metionin.
  • B. bắt đầu bằng axit amin Metionin.
  • C. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.
  • D. kết thúc bằng Metionin.

Câu 10: Ở người bệnh mù màu do gen lặn quy định nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y. Một người phụ nữ nhìn màu bình thường lấy một người chồng bị bệnh mù màu, họ sinh một con trai bị bệnh mù màu. Hãy chọn kết luận đúng.

  • A. gen bệnh của con trai nhận từ mẹ.
  • B. gen bệnh của con trai chắc chắn nhận từ bố.
  • C. gen bệnh của con trai nhận từ bố hoặc mẹ.
  • D. gen bện của con trai nhận từ bố và mẹ.

Câu 11: Ở đậu Hà Lan (2n = 14). Xét các kết luận sau:

1. Số NST ở tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội là 28

2. Số loại thể một là 6

3. Số NST ở tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm là 13

4. Số NST ở tế bào sinh dưỡng của thể tam bội là 21

5. Số loại thể ba là 7

6. Số NST ở tế bào sinh dưỡng của thể ba là 16

Số kết luận đúng:

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 3

Câu 12: Phần lớn đột biến cấu trúc NST là có hại, nguyên nhân chủ yếu là vì:

  • A. làm thay đổi vị trí gen.
  • B. làm mất cân bằng gen trong hệ gen.
  • C. làm mất đi một lượng gen.
  • D. làm tăng số lượng gen

Câu 13: Khi ADN tự nhân đôi thì mạch mới hình thành theo chiều

  • A. 3’→5’. 
  • B. 5’→3’ ở mạch này, thì 3’→5’ ở mạch kia.
  • C. 5’→3’.
  • D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại.

Câu 14: Một gen ở vi khuẩn có chiều dài là 0,255 micromet sẽ mã hoá cho phân tử protein có hoạt tính sinh học với số axit min là

  • A. 250.
  • B. 498.
  • C. 248.
  • D. 1498.

Câu 15: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd × AaBbdd là:

  • A. $\frac{1}{8}$.
  • B. $\frac{1}{16}$.
  • C. $\frac{1}{2}$.
  • D. $\frac{1}{4}$.

Câu 16: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số G = 2 A,  Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85 A0. Biết trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại X. Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là:

  • A. 375 và 745
  • B. 370 và 730 
  • C. 375 và 725 
  • D. 355 và 745

Câu 17: Ở một loài thực vật, có 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau tác động tích lũy lên sự hình thành chiều cao cây. Gen A có 2 alen, gen B có 2 alen. Cây aabb có độ cao 100cm, cứ có 1 alen trội làm cho cây cao thêm 10cm. Kết luận nào sau đây không đúng?

  • A. Cây cao 140cm có kiểu gen AABB.
  • B. Có 4 kiểu gen quy định cây cao 120cm.
  • C. Có 2 kiểu gen quy định cây cao 110cm.
  • D. Cây cao 130cm có kiểu gen AABb hoặc AaB.

Câu 18: Một loài cây có gen A (quy định thân cao) và B (quả tròn) đều trội hoàn toàn, các alen lặn tương ứng là a (thân thấp) và b (quả dài). Các gen này liên kết nhau. Cho P: thân cao, quả tròn x thân thấp, quả dài → F1 = 81 cao, tròn + 79 thấp, dài + 21 cao, dài + 19 thấp, tròn. Hãy chọn kết luận đúng:

  • A. P = $\frac{Ab}{aB}$ x $\frac{ab}{ab}$ với tần số hoán vị là 20%.
  • B. P = $\frac{Ab}{aB}$ x $\frac{ab}{ab}$ với tần số hoán vị là 40%.
  • C. P = $\frac{Ab}{ab}$ x $\frac{ab}{ab}$ với tần số hoán vị là 20%.
  • D. P = $\frac{Ab}{ab}$ x $\frac{ab}{ab}$ với tần số hoán vị là 40%.

Câu 19: Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định. Cho cây dị hợp hai cặp gen có kiểu hình quả tròn, vị ngọt tự thụ phấn, đời con có 540 cây có quả tròn, ngọt, 210 cây quả tròn, chua, 210 cây quả bầu dục, ngọt: 40 cây quả bầu dục, chua. Mọi diễn biến của quá trình sinh noãn và sinh hạt phấn đều giống nhau kiểu gen của F1 và tần số hoán vị gen là

  • A. $\frac{AB}{ab}$, f = 40%
  • B. $\frac{AB}{ab}$, f = 20%
  • C. $\frac{Ab}{aB}$, f = 40%
  • D. $\frac{Ab}{aB}$, f = 20%

Câu 20: Điều kiện để cho 2 cặp gen di truyền phân li độc lập là:

  • A. mỗi cặp gen qui định một tính trạng.
  • B. trội hoàn toàn.
  • C. Các cặp gen nằm trên một NST.
  • D. mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác nhau.

Câu 21: Một prôtêin bình thường có 398 axitamin. Prôtêin đó bị biến đổi do có axitamin thứ 15 bị thay thế bằng một axitamin mới. Dạng đột biến gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là

  • A. đảo vị trí hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15.
  • B. thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15.
  • C. mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15.
  • D. thay thế  1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15.

Câu 22: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là

  • A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. 
  • B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.
  • C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao.
  • D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.

Câu 23: Coren và Bo đã tiến hành lai thuận nghịch 2 thứ hoa loa kèn thuần chủng khác nhau 1 tính trạng tương phản về màu hoa:

- Lai thuận: ♀hoa xanh x ♂ hoa vàng → F1: 100% xanh.

- Lai nghịch: ♀hoa vàng x ♂hoa xanh → F1: 100% vàng.

Sự di truyền màu hoa loa kèn có đặc tính là:

  • A. Theo quy luật Menđen, màu xanh là trội.
  • B. Phụ thuộc vào môi trường.
  • C. Di truyền theo dòng “bố”.
  • D. Di truyền theo dòng “mẹ”.

Câu 24: Ở người, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A qui định tính trạng máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là

  • A. XAXa và XAY.
  • B. XAXA và XaY. 
  • C. XaXa và XAY. 
  • D. XaXa và XaY.

Câu 25: Khi cho giao phấn các cây lúa mì hạt màu đỏ với nhau, đời lai thu được $\frac{9}{16}$ hạt màu đỏ: $\frac{6}{16}$ hạt màu nâu: $\frac{1}{16}$ hạt màu trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật

  • A. tương tác cộng gộp.
  • B. phân tính.
  • C. tương tác bổ sung.
  • D. tương tác át chế.

Câu 26: Vào kì đầu của giảm phân 1, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa hai cromatit thuộc cùng một cặp NST tương đồng sẽ gây ra

1. đột biến lặp đoạn NST

2. đột biến chuyển đoạn NST

3. đột biến mất đoạn NST

4. đột biến đảo đoạn NST

Phương án đúng:

  • A. 1, 2
  • B. 1, 3
  • C. 2, 3
  • D. 2, 4

Câu 27: Khi nói về hoán vị gen thì câu sai là:

  • A. Tần số hoán vị gen không quá 50%.
  • B. Tần số hoán vị tỷ lệ nghịch với khoảng cách các gen.
  • C. Tần số hoán vị gen = Tổng tần số giao tử có hoán vi.
  • D. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.

Câu 28: Cặp NST giới tính của cá thể đực là XX và của cá thể cái là XY gặp ở:

  • A. Châu chấu, cào cào.
  • B. Ong, kiến, tò vò.
  • C. Người, thú, ruồi giấm.
  • D. Chim, bướm.

Câu 29: Cho các thông tin

1. loại enzim xúc tác

2. sản phẩm của quá trình

3. nguyên liệu tham gia phản ứng

4. chiều tổng hợp mạch mới

Quá trình phiên mã khác với quá trình nhân đôi ADN ở các yếu tố

  • A. 1, 2, 3
  • B. 1, 2, 3, 4 
  • C. 2, 3, 4 
  • D. 1, 2, 4

Câu 30: Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ chế hoạt động của Operon Lac ?

  • A. Gen điều hòa chỉ hoạt động khi môi trường có lactozo nhằm tạo protein ức chế để ngăn cản quá trình phiên mã.
  • B. Lactozo khi gắn vào protein ức chế làm nó không thể gắn vào  vùng vận hành, các gen cấu trúc được phiên mã.
  • C. Protein ức chế gắn vào vùng khởi động làm cho các gen cấu trúc không được phiên mã.
  • D. Gen điều hòa chỉ hoạt động khi môi trường không có lactozo nhằm tạo protein ức chế để ngăn cản quá trình phiên mã.

Câu 31: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là

  • A. Aa × aa.
  • B. AA × Aa. 
  • C. AA × aa.
  • D. Aa × Aa.

Câu 32: Cơ thể sinh vật có số lượng NST trong nhân của tế bào sinh dưỡng tăng lên một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài  (3n, 4n, 5n…), đó là

  • A. thể lưỡng bội. 
  • B. thể lệch bội.
  • C. thể đơn bội.
  • D. thể đa bội.

Câu 33: Điều nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường?

  • A. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
  • B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
  • C. Kiểu gen chỉ chịu nhiều tác động khác nhau của môi trường bên ngoài cơ thể.
  • D. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.

Câu 34: Tỉ lệ phân tính nào dưới đây là đặc trưng cho sự tương tác bổ sung giữa các gen không alen, trong trường hợp có 2 cặp gen phân li độc lập?

1 – (9 : 3 : 3 : 1);

2 – (12 : 3 : 1);

3 – (9 : 6 : 1);

4 – (9 : 3 : 4);

5 – (13 : 3);

6 – (9 : 7);

7 – (15 : 1).

  • A. 2, 4, 5. 
  • B. 1, 3, 6. 
  • C. 1, 3, 5.
  • D. 2, 3, 5.

Câu 35: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?

  • A. Đột biến gen. 
  • B. Chuyển đoạn nhỏ.
  • C. Mất đoạn nhỏ.
  • D. Đột biến lệch bội.

Câu 36: Quy luật phân ly độc lập thực chất nói về:

  • A. Sự phân ly độc lập của các cặp gen trong giảm phân.
  • B. Sự kết hợp các alen trong quá trình thụ tinh.
  • C. Sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ: 9 : 3 : 3 : 1.
  • D. Sự phân ly độc lập của các tính trạng

Câu 37: Trình tự các gen trong sơ đồ cấu trúc của ôperon lac là

  • A. Nhóm gen cấu trúc (X,Y,Z), Gen chỉ huy (O). Gen điều hòa (R),
  • B. Gen điều hòa (R), nhóm gen cấu trúc (X,Y,Z), vùng chỉ huy (O).
  • C. Gen chỉ huy (O). Gen điều hòa (R), nhóm gen cấu trúc (X,Y,Z).
  • D. Vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc (X,Y,Z).

Câu 38: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?

  • A. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T- A.
  • B. Thêm một cặp nuclêôtit.
  • C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X.
  • D. Mất một cặp nuclêôtit

Câu 39: Ví dụ không thể minh họa cho thường biến là:

  • A. Cây bàng rụng lá mùa đông, sang xuân ra lá.
  • B. Người nhiễm chất độc da cam có con dị dạng.
  • C. Dân miền núi nhiều hồng cầu hơn dân đồng bằng.
  • D. Thỏ xứ lạnh có lông trắng dày vào mùa đông, lông xám mỏng vào hè.

Câu 40: Cho lúa hạt tròn thuần chủng lai với lúa hạt dài thuần chủng, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ 3 hạt dài: 1 hạt tròn. Trong số lúa hạt dài F2, chọn 2 hạt, tính xác suất để 2 hạt đó đều thuần chủng

  • A. $\frac{2}{4}$.
  • B. $\frac{1}{9}$.
  • C. $\frac{1}{3}$.
  • D. $\frac{2}{3}$.

Xem đáp án

Bình luận