Trắc nghiệm phần hai chương IV Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (có đáp án)

Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. Tech12h đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm phần hai chương IV Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX sgk lịch sử 10. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này có đa dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Hi vọng giúp các bạn ôn tập kiến thức tốt nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Về tổng thể chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế là

A.Trọng nông, ức thương

B.Trọng thương, ức nông

C.Hạn chế phát triển các ngành nghề mới

D.Coi trọng thủ công nghiệp và thương nghiệp

 

Câu 2. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách “cấm đạo” đối với

A.Phật giáo          B.Kitô giáo

C.Hồi giáo             D.Đạo giáo

 

Câu 3. Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã quyết định chia đất nước thành các đơn vị hành chính tỉnh

A.Gia Long             B.Minh Mạng

C.Thiệu Trị             D.Tự Đức

 

Câu 4. Tên gọi khác của bộ “Hoàng triều luật lệ” là

A.Hình thư

B.Hoàng Việt luật lệ

C.Hình luật

D.Luật Hồng Đức

 

Câu 5. Về thực chất, chính sách quân điền của nhà Nguyễn nhằm cấp ruộng cho giai cấp, tầng lớp nào trong xã hội?

A. Nông dân, nô tì.

B. Quan lại, binh lính.

C. Địa chủ và nông dân.

D. Quan lại, nhà chùa.

 

Câu 6. Nguyên nhân căn bản làm cho chính sách quân điền của nhà Nguyễn không thể thực hiện rộng rãi là

A.Do nhân dân không ủng hộ

B.Do việc chia ruộng đất không công bằng

C.Do ruộng đất công còn quá ít

D.Do sự chống đối của quan lại địa phương

 

Câu 7. Người lãnh đạo cuộc nổi dậy của binh lính chống triều đình là

A.Phan Bá Vành          B.Lê Văn Khôi

C.Cao Bá Quát              D.Nông Văn Vân

 

Câu 8. Dưới triều Nguyễn, việc tuyển chọn quan lại được tiến hành theo phương thức nào

A.Từ những người thân cận, trung thành

B.Dựa vào giáo dục, khoa cử

C.Lúc đầu, từ những người thân cận về sau chủ yếu dựa vào giáo dục khoa cử

D.Từ những người thân cận và thông qua khoa cử, kể cả dùng tiền mua

 

Câu 9. Dưới thời Nguyễn, khoa thi hội đầu tiên được tổ chức vào năm nào?

A.Năm 1804           B.Năm 1814

C.Năm 1820           D.Năm 1822

 

Câu 10. Tác phẩm văn học chữ Nôm đặc biệt xuất sắc dưới thời nhà Nguyễn là

A.Truyện Kiều của Nguyễn Du

B.Các bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

C.Các bài thơ Nôm của Bà Huyện Thanh Quan

D.Các truyện Nôm khuyết danh

 

Câu 11. Tác gia nào dưới thời Nguyễn được vinh danh là danh nhân văn hóa của thế giới?

A. Nguyễn Trãi.

B. Nguyễn Du.

C. Nguyễn Khuyến.

D. Nguyễn Đình Chiểu.

 

Câu 12. Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn hiện nay được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là

A.Thành Hà Nội

B.Quân thể cung điện, lăng tẩm ở Huế

C.Hệ thống lăng tâm các vua triều Nguyễn ở Huế

D.Phố cổ Hội An (Quảng Nam)

 

Câu 13. Với cuộc khởi nghĩa nào nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc?

A.Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

B.Khởi nghĩa Lý Bí

C.Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

D.Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

 

Câu 14. Hai Câu ca dao từ thời Nguyễn: “Con ơi mẹ bảo con này/ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” cho chúng ta biết điều gì?

A.Tình yêu thương con của bà mẹ

B.Ví quan lại như bọn giặc cướp

C.Tệ tham quan ô lại dưới triều Nguyễn

D.Tình trạng nhân dân bị bóc lột tàn bạo

 

Câu 15. Ý không phản ánh đúng chính xác điểm khác biệt của phát triển đấu tranh của nông dân thời Nguyễn so với những triều đại trước là

A.Số lượng các cuộc đấu tranh lớn hơn rất nhiều

B.Diễn ra trên khắp cả nước, có cả các cuộc nổi dậy của binh lính, các dân tộc thiểu số,…

C.Diễn ra liên tục, phong trào này chưa chấm dứt thì phong trào khác lại nổi lên

D.Các phong trào diễn ra liên tục vào cuối triều đại

 

Câu 16. Người Việt cổ thời kì Văn Lang - Âu Lạc phát triển nền kinh tế

A.Săn bắn, hái lượm

B.Trồng trọt và chăn nuôi

C.Nông nghiệp trồng lúa nước

D.Nông nghiệp đa dạng

 

Câu 17. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là

A.Văn minh sông Hồng

B.Văn minh sông Hồng, sông Cả, sông Mã

C.Văn minh phương Đông

D.Văn minh đồ đồng

 

Câu 18. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam?

A.Là nền văn minh thứ hai của người Việt

B.Tạo ra những giá trị vật chất, văn hóa phong phú

C.Là nền văn minh bản địa, tạo tiền đề cho sự phát triển của nên văn minh Đại Việt

D.Tạo tiền đề vững chắc để dân tộc ta không bị đồng hóa trong thời Bắc thuộc, tiến lên đấu tranh giành độc lập, tự chủ

 

Câu 19. Các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao Nho giáo nhằm mục đích gì

A.Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân

B.Duy trì trật tự, đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị và góp phần giữ vững kỉ cương phép nước

C.Nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã

D.Đề cao Nho giáo vốn chịu ảnh hưởng từ phong kiến phương Bắc để giữ quan hệ hòa hiếu

 

Câu 20. Quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất nước ta là

A.Văn Lang          B.Âu Lạc

C.Champa            D.Phù Nam

 

Câu 21. Sự ra đời của nền giáo dục dân tộc được đánh dấu bằng sự kiện

A.Hoàn chỉnh các kì thi năm 1396

B.Việc dựng bia tiến sĩ năm 1484

C.Tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075

D.Lập Văn miếu năm 1070

 

Câu 22. “An Nam tứ đại khí” chính là

A.Những công trình Phật giáo được xây dựng khắp mọi nơi thời Lý – Trần

B.Bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Lý – Trần

C.Bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Đinh - Tiền Lê

D.Bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Lê sơ

 

Câu 23. Nền văn minh Đại Việt chịu ảnh hưởng của nền văn hóa

A.Trung Quốc      B.Ấn Độ

C.Champa             D.Dân gian

 

Câu 24. Quốc hiệu đầu tiên của nước ta dưới thời Nguyễn là

A. Việt Nam.     

B. Đại Nam.

C. Nam Việt.

D. An Nam.

 

Câu 25. Để xây dựng nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc, cha ông ta đã sáng tạo ra chữ Nôm. Vậy, chữ Nôm là:

A.Sự tổng hợp của các chữ viết du nhập nước ta

B.Sự cải biến từ chữ Hán

C.Sự pha trộn giữa chữ Hán của Trung Hoa và chữ Phạn của Ấn Độ

D.Sự độc lập, sáng tạo của dân tộc ta

 

Câu 26. Đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước sau gần hai thế kỉ bị chia cắt là

A.Vua Lê, chúa Trịnh

B.Chúa Nguyễn

C.Phong trào Tây Sơn

D.Nhà Nguyễn

 

Câu 27. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần và trở thành bài học quan trọng bậc nhất trong công cuộc dựng nước và giữ nước?

A.Tích cực chủ động chuẩn bị đối phó với giặc

B.“biết lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh”

C.Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

D.Thực hiện chủ trương “vườn không, nhà trống”.

 

Câu 28. Vị trí của thời kì Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là

A.Định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam

B.Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam

C.Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam

D.Giữ vững bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam

 

Câu 29. Ý không phản ánh đúng yếu tố hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là:

A.Sự nảy sinh và phát triển tình cảm yêu thương, gắn bó của cư dân Văn Lang - Âu Lạc

B.Các mối quan hệ kinh tế – chính trị của quốc gia cổ trên đất nước ta

C.Cuộc đầu tranh chống ngoại xâm đê giữ nước Âu Lạc, nhất là các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc

D.Cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược

 

Câu 30. Trong tâm thức của dân tộc Việt, vấn đề dân tộc thống nhất thể hiện đầu tiên và cụ thể nhất qua sự kiện nào?

A.Thống nhất 12 quân của Đinh Bộ Lĩnh

B.Chiến tranh Nam – Bắc triều thời Lê – Mạc

C.Sự phân chia đất nước giữa hai họ Trịnh – Nguyễn

D.Sự thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành lập nước Âu Lạc

 

Câu 31. Nhà Nguyễn chủ trương hạn chế hoạt động của tôn giáo nào?

A. Thiên Chúa giáo.

B. Phật giáo.

C. Đạo giáo.

D. Nho giáo.

 

Câu 32. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong việc:

A.Xây dựng nền kinh tế tự chủ

B.Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

C.Kháng chiến chống ngoại xâm

D.Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng

 

Câu 33: Nghề thủ công nào mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX?

A. Làm đường trắng.

B. Khắc in bản gỗ.

C. Làm đồng hồ.

D. In tranh dân gian.

 

Câu 34. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược trong lịch sử dân tộc là

A.Sự lãnh đạo tài giỏi của người chỉ huy

B.Tinh thần chiến đấu dũng cảm của dân tộc

C.Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân

D.Địa hình, khí hậu nước ta bất lợi cho địch

 

Câu 35. Ý nào không phản ánh đúng bài học về thượng sách giữ nước của Trần Hưng Đạo?

A.“Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục”

B.Đoàn kết toàn dân, cả nước góp sức, vạn người như một

C.“khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc”

D.Xây dựng nền kinh tế tự chủ

 

Câu 36. Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính dưới thời Minh Mạng là:

A. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh.

B. Chia cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

C. Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

D. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên.

 

Câu 37. Khi lên ngôi Hoàng đế, công việc đầu tiên mà Nguyễn Ánh tập trung giải quyết là gì?

A. Trả thù nhà Tây Sơn

B. Xây dựng cung điện.

C. Thiết lập bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.

D. Xây dựng quân đội hùng mạnh.

 

Câu 38. Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là:

A.Xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ

B.Phát triển nền văn minh Đại Việ

C.Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc

D.Giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc: đoàn kết, thương dân,….

 

Câu 39. Tổ chức bộ máy cai trị ở địa phương thời Minh Mạng theo những cấp nào?

A. Tỉnh, phủ, huyện và xã.

B. Tỉnh, huyện, phủ, tổng và xã.

C. Tỉnh, phủ, huyện, châu, tổng và xã.

D. Tỉnh, phủ, huyện, châu và xã.

 

Câu 40: Vì sao chính sách Quân điền thời Nguyễn không đạt hiệu quả?

A. Nông nghiệp quá lạc hậu.

B. Người nông dân không quan tâm đến ruộng đất.

C. Tình trạng chấp chiếm ruộng đất của giai cấp thống trị.

D. Diện tích ruộng đất công ở làng xã quá nhiều.

 

Câu 41. Dưới triều nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỷ XIX có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình ?

A. Khoảng 250 cuộc khởi nghĩa.

B.  Khoảng 400 cuộc khởi nghĩa.

C.  Khoảng 500 cuộc khởi nghĩa.

D. Khoảng 300 cuộc khởi nghĩa.

 

Câu 42: Văn hóa nước ta thời cổ đại phần lớn chịu ảnh hưởng từ?

A. Trung Quốc.        B. Ấn Độ.

C. Lào.                     D. Campuchia.

 

Câu 43: Nền giáo dục Đại Việt chính thức ra đời vào thời kỳ nào?

A. Lý               B. Trần

C. Hồ              D. Lê sơ

 

Câu 44. Cuộc khởi nghĩa nông dân nào tiêu biểu và rộng lớn nhất đầu thế kỷ XIX ?

A. Khởi nghĩa Cao Bá Quát và Phan Bá Vành.

B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát và Nông Văn Vân.

C. Khởi nghĩa Cao Bá Quát và Lê Văn Khôi.

D. Lê Văn Khôi và Nông Văn Vân.

 

Câu 45: Trong giai đoạn Trịnh – Nguyễn, lĩnh vực đạt kinh tế nào đạt được sự phát triển hưng thịnh?

A. Nông nghiệp – TCN      

B. TCN – Thương nghiệp

C. Thương nghiệp

D. TCN – chăn nuôi

 ĐÁP ÁN THAM KHẢO

1 - A

2 - B

3 - B

4 - B

5 - B

6 - C

7 - A

8 - C

9 - D

10 - A

11 - B

12 - B

13 - D

14 - C

15 - C

16 - C

17 - A

18 - A

19 - B

20 - A

21 - C

22 - B

23 - A

24 - A

25 - B

26 - C

27 - C

28 - B

29 - D

30 - D

31 - A

32 - C

33 - D

34 - C

35 - D

36 - C

37 - A

38 - C

39 - C

40 - C

41 - B

42 - B

43 - A

44 - A

45 - B

Từ khóa tìm kiếm: câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10, bộ trắc nghiệm ôn tập lịch sử 10, câu hỏi ôn thi lịch sử 10, câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 hay nhất, trắc nghiệm lịch sử 10 năm 2018

Bình luận

Giải bài tập những môn khác