Trắc nghiệm phần hai chương I Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X (có đáp án)

Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. Tech12h đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm phần hai chương I Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X sgk lịch sử 10. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này có đa dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Hi vọng giúp các bạn ôn tập kiến thức tốt nhất.

 

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Dấu tích người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay

A.40 vạn – 50 vạn năm

B.30 vạn – 40 vạn năm

C.20 vạn – 30 vạn năm

D.10 vạn – 20 vạn năm

 

Câu 2. Nguyên liệu chủ yếu mà người tối cổ sử dụng để chế tác công cụ lao động là

A.Đá                 B. Xương thú

C.Gỗ                 D. Đồng

 

Câu 3. Phương thức kiếm sống của người tối cổ là

A.Săn bắt, đánh cá

B.Săn bắn, hái lượm, đánh cá

C.Săn bắt, hái lượm

D.Trồng trọt và chăn nuôi

 

Câu 4. Người tối cổ sinh sống thành

A.Các thị tộc, do người cao tuổi đứng đầu

B.Từng nhóm nhỏ, do một người cao tuổi đứng đầu

C.Từng gia đình, mỗi gia đình khoảng 3 – 4 thế hệ

D.Từng bầy lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính

 

Câu 5. Đặc điểm của công cụ do người tối cổ chế tác là

A.Công cụ đá ghè đẽo thô sơ

B.Công cụ đá ghè đẽo có hình thù rõ ràng

C.Công cụ đá ghè đẽo, mài cẩn thận

D.Công cụ chủ yếu bằng xương, tre, gỗ

 

Câu 6. Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay

A. khoảng 30 – 40 vạn năm.

B. khoảng 10 – 20 vạn năm.

C. khoảng 5000 – 1 vạn năm.

D. khoảng 7000 – 1 vạn năm.

 

Câu 7. Ý nào nhận xét đúng về địa bàn phân bố của người tối cổ trên đất nước ta

A.ở miền núi phía Bắc nước ta ngày nay

B.ở miền Bắc và miền Trung nước ra ngày nay

C.chủ yếu ở miền Nam nước ta ngày nay

D.ở nhiều địa phương trên cả nước

 

Câu 8. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng trong di chỉ văn hóa nào dưới đây?

A. Sơn Vi.                B. Hòa Bình.

C. Ngườm.              D. Phùng Nguyên.

 

Câu 9. Điểm mới trong công cụ của người nguyên thủy trên đất nước ta khoảng 3000 – 4000 năm trước đây so với giai đoạn trước là?

A.Công cụ bằng đá rất phong phú và nhiều chủng loại

B.Xuất hiện công cụ, đồ đựng gốm

C.Nhiều công cụ sử dụng nguyên liệu tre, gỗ, xương, sừng

D.Xuất hiện những công cụ bằng đồng

 

Câu 10. Mở đầu thời đại đồ đồng trên đất nước ta là

A.Cư dân văn hóa Phùng Nguyên

B.Cư dân văn hóa Sa Huỳnh

C.Cư dân văn hóa ở sông Đồng Nai

D.Cư dân văn hóa Đông Sơn

 

Câu 11. Những nền văn hóa tiêu biểu mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta là

A.Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên

B.Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai

C.Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai

D.Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai.

 

Câu 12. Nền văn hóa nào dưới đây không thuộc thời kỳ đá mới?

A. Văn hóa Hòa Bình.

B. Văn hóa Bắc Sơn.

C. Văn hóa Sơn Vi.

D. Văn hóa Phùng Nguyên.

 

Câu 13. Cách ngày nay khoảng 4.000 năm, cư dân trên đất nước ta đã sử dụng nguyên liệu gì là chủ yếu để chế tạo công cụ lao động?

A. Nguyên liệu sắt.

B. Nguyên liệu đồng.

C. Nguyên liệu tre, gỗ.

D. Nguyên liệu đá.

 

Câu 14. Đặc điểm của cuộc "Cách mạng thời đá mới" ở Việt Nam là

A.con người biết cưa, khoan đá, làm gốm.

B.con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.

C.con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.

D.con người đã biết sử dụng kim loại.

 

Câu 15. Điểm giống nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai là

A. nghề chế tác đá tiếp tục hoàn thiện và phát triển.

B. biết sử dụng nguyên liệu đồng để chế tạo công cụ.

C. nghề nông trồng lúa nước giữ vai trò chủ đạo.

D. săn bắt, hái lượm vẫn là nguồn sống chính.

 

Câu 16. Điểm mới trong hoạt động kinh tế của cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn so với cư dân Ngườm và Sơn Vi là

A. săn bắt, hái lượm.

B. săn bắn, hái lượm.

C. trồng các loại rau, củ, quả.

D. săn bắn là chủ yếu.

 

Câu 17. Tiến bộ nào dưới đây không phải là tiến bộ của thời kỳ cách mạng đá mới

A. biết trồng trọt và chăn nuôi.

B. công cụ lao động được cải tiến.

C. đời sống vật chất và tinh thần nâng cao.

D. biết sử dụng cung tên.

 

Câu 18. Cách ngày nay 3000 – 4000 năm, chuyển biến lớn lao trong đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta là

A. kỹ thuật chế tạo công cụ đá có tiến bộ, dẫn đến năng suất lao động tăng.

B. đồ gốm được sử dụng phổ biến, thay thế cho đồ đá.

C. con người đã biết khai thác, sử dụng đồ đồng và sắt để chế tạo công cụ lao động.

D. săn bắt, hái lượn có tiến bộ, trở thành nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu cho con người.

 

Câu 19. Thời gian xuất hiện của nền văn hóa Đông Sơn là

A.Đầu thiên niên kỉ II TCN

B.Giữa thiên niên kỉ I TCN

C.Đầu thiên niên kỉ I TCN

D.Thế kỉ I TCN

 

Câu 20. Chất liệu để chế tác công cụ lãnh đạo phổ biến của cư dân Đông Sơn là

A.Đồng thau, bắt đầu có sắt

B.Đồng đỏ và đồng thau

C.Đồng đỏ và sắt

D.Đồng và sắt

 

Câu 21. Công cụ lãnh đạo bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ

A.Khai thác vùng đồng bằng châu thổ ven sông thành những cánh đồng màu mỡ để phát triển nghề nông trồng lúa nước

B.Khai phá, biến vùng đất đai khô rắn ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao

C.Lựa chọn cây lúa nước là cây trồng chính

D.Sống định cư lâu dài trong các làng bản

 

Câu 22. Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở đâu?

A. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

B. Thăng Long (Hà Nội).

C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

D. Bạch Hạc (Việt Trì, Vĩnh Phú).

 

Câu 23. Kinh đô của nước Âu Lạc đặt ở

A. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

B. Thăng Long (Hà Nội).

C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

D. Bạch Hạc (Việt Trì, Vĩnh Phú).

 

Câu 24. Ý nào không phản ánh đúng hoạt động kinh tế chính trị của cư dân Đông Sơn?

A.Nghề nông trồng lúa nước

B.Săn bắn, chăn nuôi, đánh cá

C.Buôn bán

D.Nghề thủ công

 

Câu 25. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên

A.Nông nghiệp trồng lúa nước

B.Phát triển một số nghề thủ công

C.Có hoạt động buôn bán, trao đổi giữa các vùng

D.Xuất hiện phân công lãnh đạo giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp

 

Câu 26. Người đứng đầu các bộ của nước Văn Lang – Âu Lạc là

A.Quan lại             B. Lạc hầu

C.Lạc tướng         D.Bồ chính

 

Câu 27. Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là:

A.Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua

B.Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua

C.Còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc

D.Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á

 

Câu 28. Nhà nước Âu Lạc là

A.Sự kế tục nhưng mở rộng hơn về lãnh thổ và hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với nước Văn Lang

B.Một nhà nước riêng biệt, không có điểm gì chung so với nhà nước Văn Lang

C.Sự thu hẹp của nhà nước Văn Lang

D.Một nhà nước của tộc người không phải là người Việt

 

Câu 29. Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là

A.Thờ nhân thần              B.Thờ đa thần

C.Thờ thần tự nhiên        D.Thờ linh vật

 

Câu 30. Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là

A.Có các nghi thức cầu mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa

B.Sung bái các hiện tượng tự nhiên

C.Tục phồn thực

D.Thờ cúng tổ tiên, sung kính các anh hung dân tộc và những người có công với làng nước

 

Câu 31. Tiền đề dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta là

A. chống ngoại xâm, quản lý xã hội.

B. trị thủy, phân chia giai cấp.

C. phân chia giai cấp, trị thủy.

D. trị thủy, phân chia giai cấp, chống ngoại xâm.

 

Câu 32. Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

A. đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.

B. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.

C. sơ khai, đơn giản nhưng đây là tổ chức nhà nước của một quốc gia.

D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

 

Câu 33. Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?

A. Sa Huỳnh.               B. Đồng Nai.

C. Ốc Eo.                       D. Đông Sơn.

 

Câu 34. Ở thời kỳ nguyên thủy, công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho cư dân trên đất nước ta

A. phát triển nghề nông trồng lúa nước.

B. sống định cư trong các bản làng.

C. mở rộng địa bàn cư trú.

D. sử dụng hợp lý các loại công cụ lao động.

 

Câu 35. Nước Lâm Ấp - Champa được hình thành vào thời gian nào?

A.Thế kỉ II TCN              B.Thế kỉ I

C.Thế kỉ II                        D.Cuối thế kỉ II

 

Câu 36. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa là

A.Nông nghiệp, thủ công nghiệp

B.Nông nghiệp trồng lúa nước

C.Chăn nuôi, trồng lúa nước

D.Buôn bán

 

Câu 37. Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Champa là

A.Thể chế chiếm hữu nô lệ,

B.Thể chế quân chủ chuyên chế sơ khai

C.Thể chế quân chủ

D.Thể chế quân chủ lập hiến

 

Câu 38. Xã hội Champa có tầng lớp chủ yếu là

A.Vua, quý tộc, nông dân phụ thuộc, nô tì

B.Quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ

C.Vua, tướng lĩnh quân sự, tăng lữ, nông dân, nô tì

D.Quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì

 

Câu 39. Thành tựu văn hóa nào của cư dân Champa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

A.Các bức chạm nổi, phù điêu

B.Các tháp Chăm

C.Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)

D.Phố cổ Hội An

 

Câu 40. Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia khác trên đất nước Việt Nam là

A.Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc, giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á

B.Ngoại thương đường biển rất phát triển

C.Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á

D.Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình

 

Câu 41. Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam là

A.Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công

B.Chăn nuôi rất phát triển

C.Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài

D.Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển

 

Câu 42. Ý phản ánh nét tương đồng về văn hóa vủa các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam là

A.Có chữ viết từ sớm

B.ở nhà sàn, ăn trầu và sung tín Phật giáo

C.có tục nhuộm rang, săm mình

D.chú trọng xây dựng đền tháp thờ thần

 

Câu 43. Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia nước ta thành hai quận là

A.Giao Chỉ và Cửu Chân

B.Cửu Chân và Nhật Nam

C.Nhật Nam và Giao Chỉ

D.Giao Chỉ và Tỉ Ảnh

 

Câu 44. Nhà Hán chia nước ta làm mấy quận và sáp nhập vào lãnh thổ nào?

A.Ba quận – bộ Giao Chỉ

B.Hai quận – nước Nam Việt

C.Ba quận – bộ Cửu Chân

D.Hai quận – bộ Nhật Nam

 

Câu 45. Ý nào không phản ánh đúng về việc tổ chức bộ máy cai trị của chính quyền đô hộ phương Bắc ở nước ta?

A.Chia nước ta thành quận (hoặc châu)

B.Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của phong kiến Trung Quốc

C.Xóa bỏ tất cả các đơn vị hành chính của người Việt

D.Tăng cường kiểm soát, của quan lại cai trị tới cấp huyện

 

Câu 46. Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?

A.Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng

B.Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc

C.Thành lập quốc gia riêng của người Hán

D.Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc

 

Câu 47. Để bóc lột nhân dân ta, chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách nhất quán nào?

A.Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt

B.Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi

C.Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra

D.Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ

 

Câu 48. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích

A.Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông

B.Khai hóa văn minh cho nhân dân ta

C.Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa

D.Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta

 

Câu 49. Nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc từ năm

A. 111 TCN.     

B. 179 TCN.     

C. 208 TCN.   

D. 179 SCN.

 

Câu 50.  Năm 179 TCN, nước ta bị triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc xâm chiếm?

A. Nhà Hán.

B. Nhà Triệu.

C. Nhà Ngô.

D. Nhà Tống.

 

Câu 51. Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận và sáp nhập vào quốc gia nào?

A. Trung Quốc.

B. Văn Lang.

C. Nam Việt.

D. An Nam.

 

Câu 52. Dưới thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tư tưởng nào vào nước ta?

A. Nho giáo.

B. Đạo giáo.

C. Phật giáo.

D. Thiên chúa giáo.

 

Câu 53. Dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo có ảnh hưởng như thế nào đối với nước ta?

A. Trở thành quốc giáo.

B. Trở thành tư tưởng chính thống.

C. Ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

D. Không hề ảnh hưởng gì cả.

 

Câu 54:  Dưới thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa từ thời nào?

A. Thời nhà Triệu.

B. Thời Nhà Hán.

C. Thời Hán, Đường.

D. Thời Tống, Đường.

 

Câu 55:  Vì sao dưới thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến Bắc?

A. Do căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc.

B. Do các triều đại phong kiến phương Bắc bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.

C. Do các triều đại phong kiến phương Bắc tước đoạt ruộng đất của giai cấp nông dân.

D. Do giai cấp quý tộc nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc tước mất quyền lợi.

 

Câu 56: Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất?

A. giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.

B. giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

C. giữa quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc.

D. giữa nông dân với chính quyền đô hộ phương Bắc.

 

Câu 57:  Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?

A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.

C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá.

D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.

 

Câu 58. Ý nào không phản ánh đúng điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc?

A.Liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cưu Chân và Nhật Nam

B.Được đông đảo nhân dân tham gia, hưởng ứng.

C.Nhiều cuộc khởi nghĩa đã được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ một thời gian

D.Mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc

 

Câu 59. Sau khi lên làm vua, Lí Bí đặt quốc hiệu nước ta là

A.Đại Việt.              B. Nam Việt       

C. Vạn Xuân.          D. Đại Cồ Việt.

 

Câu 60. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã diễn ra như thế nào?

A.Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh; Trưng Trắc lên ngôi vua đóng đô tại đây

B.Từ Mê Linh, quân khởi nghĩa tiến đánh Luy Lâu – trị sở của chính quyền đô hộ; Thái thú Tô Định bị giết tại trận

C.Được nhân dân nhiệt tình ảnh hưởng, quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm Cổ Loa, đập tan tận gốc rễ chính quyền đô hộ

D.Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh, rồi Cổ Loa và Luy Lâu – trị sở của chính quyền đô hộ; Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước

 

Câu 61. Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A.Được đông đảo nhân dân tham gia

B.Có sự liên kết với các tù trưởng dân tộc thiểu số

C.Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa

D.Lực lượng nghĩa quân được tổ chức thành nhiều bộ phận; quân thủy, quân bộ và tượng binh

 

Câu 62. Chính quyền được thành lập sau khởi nghĩa Hai Bà Trung thắng lợi được đánh giá là

A.Chính quyền tuy còn sơ khai nhưng mang tính độc lập, tự chủ rõ ràng

B.Chính quyền do nhân dân bầu ra

C.Chính quyền được sự thừa nhận của phong kiến phương Bắc

D.Chính quyền chủ yếu thực hiện chức năng quân sự

 

Câu 63. Lợi dụng cơ hội nào, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai?

A.Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết.

B.Nội bộ triều đình nhà Ngô bị rối loạn.

C.Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ.

D.Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu .

 

Câu 64. Chiến thắng quyết định của Ngô Quyền trước quân Nam Hán diễn ra tại

A. sông Như Nguyệt.          B. sông Bạch Đằng.

B. cửa Hàm Tử.                      D. Đông Bộ Đầu.          

 

Câu 65. Nơi xuất phát các cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của các triều đại phương Bắc để giành độc lập dân tộc ?

A. Thành thị.                                  

B. Rừng núi.

C. Làng xóm ở nông thôn.            

D. Cả nông thôn và thành thị

 

Câu 66. Đâu là nhận xét không đúng về các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc từ thế kỉ I đến X?

A.Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết.

B.Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, quyết liệt

C.Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

D.Tất cả đều thất bại.

 

Câu 67. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa ra sao trong lịch sử dân tộc

A.Thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc

B.Thể hiện khí phách dân tộc và vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam

C.Đánh bị ý chí xâm lược của nhà Hán

D.Mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc

 

Câu 68. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhằm chống lại ách cai trị của

A. Nhà Hán               B.Nhà Tống

C. Nhà Ngô               D. Nhà Lương

 

Câu 69. Mùa xuân năm 544 diễn ra sự kiện gì?

A.Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bước vào giai đoạn quyết liệt

B.Lý Bí lên ngôi vua, lập nên nước Vạn Xuân

C.Nước Vạn Xuân được thành lập

D.Lý Bí trao quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục

 

Câu 70. Kinh đô của nước Vạn Xuân được dựng lên ở đâu?

A.Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)

B.Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)

C.Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh)

D.Hoa Lư (Ninh Bình)

 

Câu 71. Dạ Trạch Vương là tên gọi của nhân dân đối với

A.Lý Bí

B.Triệu Quang Phục

C.Lý Phật Tử

D.Lý Thiên Bảo

 

Câu 72. Ý nào không phản ánh đúng nét nổi bật cuộc khởi nghĩa Lý Bí

A.Diễn ra qua hai giai đoạn; khởi nghĩa và kháng chiến

B.Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt

C.Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta

D.Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô

 

Câu 73. Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?

A.Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến

B.Chống ách đô hộ của nhà Hán

C.Chống ách đô hộ của nhà Đường

D.Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc

 

Câu 74. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền diễn ra vào năm nào?

A.931                B.935

C.937                 D.938

 

Câu 75. Kế đánh giặc của Ngô Quyền có điểm gì nổi bật?

A.Dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng

B.Bố trí trận địa mai phục để đánh bại kẻ thù

C.Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu cho quân mai phục và nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng

D.Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước

 

Câu 76. Ý nghĩa lịch sử của chiến thằng Bạch Đằng năm 938 là gì?

A.Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta

B.Nâng cao vị thế của nước ta trong kv

C.Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc

D.Để lại bài học về khoan thư sức dân trong kế sách giữ nước

 

Câu 77. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước hiện nay?

A.Chớp thời cơ thuận lợi.

B.Đoàn kết nhân dân.

C.Sự lãnh đạo đúng đắn.

D.Tranh thủ sự ủng hộ bên ngoài.

 

Câu 78. Ý nào không phản ánh đúng nghệ thuật quân sự trong chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền năm 938? 

A.Lợi dụng địa hình, địa vật.

B.Tấn công bất ngờ.

C.Vườn không nhà trống.

D.Nghi binh, mai phục.

 ĐÁP ÁN THAM KHẢO

1 - B

2 - A

3 - C

4 - D

5 - A

6 - A

7 - D

8 - D

9 - D

10 - A

11 - B

12 - C

13 - A

14 - A

15 - C

16 - C

17 - D

18 - C

19 - C

20 - A

21 - A

22 - D

23 - C

24 - C

25 - D

26 - D

27 - C

28 - A

29 - C

30 - D

31 - D

32 - C

33 - C

34 - A

35 - D

36 - B

37 - C

38 - C

39 - C

40 - B

41 - A

42 - B

43 - A

44 - A

45 - C

46 - A

47 - A

48 - C

49 - B

50 - B

51 - C

52 - A

53 - C

54 - C

55 - A

56 - B

57 - A

58 - D

59 - C

60 - D

61 - C

62 - A

63 - D

64 - B

65 - C

66 - D

67 - B

68 - D

69 - B

70 - C

71 - B

72 - C

73 - A

74 - D

75 - C

76 - C

77 - B

78 - C

Từ khóa tìm kiếm: câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10, bộ trắc nghiệm ôn tập lịch sử 10, câu hỏi ôn thi lịch sử 10, câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 hay nhất, trắc nghiệm lịch sử 10 năm 2018

Bình luận

Giải bài tập những môn khác