Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Cánh diều bài 7: Vịnh khoa thi Hương (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 7 Vịnh khoa thi Hương - sách Ngữ văn 8 cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tác giả bài thơ Vịnh khoa thi Hương là ai?
- A.Nguyễn Du.
- B.Nguyễn Khuyến.
- C.Nguyễn Trãi.
D.Trần Tế Xương.
Câu 2: Nhà thơ Trần Tế Xương có tên gọi khác là gì?
- A.Vị Xương.
- B.Nam Xương.
C.Tú Xương.
- D.Tú Mỡ.
Câu 3: Đáp án nào dưới đây là đúng khi nói về cuộc đời nhà thơ Trần Tế Xương?
- A.Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái.
B.Ngắn ngủi, nhiều gian truân.
- C.Dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.
- D.Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Các sáng tác của Trần Tế Xương chủ yếu tập trung vào hai phương diện nào sau đây?
A.Trữ tình – trào phúng.
- B.Phê phán – tố cáo.
- C.Ngợi ca – đả kích.
- D.Gia đình – xã hội.
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng về nguồn gốc sâu xa trong các sáng tác của Trần Tế Xương?
- A.Bắt nguồn từ sự bất mãn sau nhiều lần thi hỏng.
- B.Bắt nguồn từ gia cảnh nghèo khổ, khốn khó.
- C.Bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên.
D.Bắt nguồn từ tâm huyết, tấm lòng của nhà thơ với dân, với nước, với đời.
Câu 6: Bài thơ Vịnh khoa thi Hương được viết bằng chữ gì?
- A.Chữ quốc ngữ.
- B.Chữ Hán.
C.Chữ Nôm.
- D.Kết hợp chữ Nôm và chữ Hán.
Câu 7: Bài thơ Vịnh khoa thi Hương được sáng tác vào năm nào?
- A.1896.
B.1897.
- C.1898.
- D. 1899.
Câu 8: Bài thơ Vịnh khoa thi Hương được viết bằng thể thơ gì?
A.Thất ngôn bát cú Đường luật.
- B.Song thất lục bát.
- C.Thất ngôn trường thiên.
- D.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Câu 9: Bố cục bài thơ Vịnh khoa thi Hương được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
- A.2 phần: 4 câu đầu, 4 câu cuối.
- B.3 phần: 2 câu đầu, 2 câu tiếp, 4 câu cuối.
- C.4 phần: khởi, thừa, chuyển, hợp.
D.4 phần: đề, thực, luận, kết.
Câu 10: Bài thơ Vịnh khoa thi Hương thuộc đề tài gì?
- A.Chiến tranh.
- B.Thiên nhiên.
C.Thi cử.
- D.Tình bạn.
Câu 11: Thơ của Tú Xương không châm biếm đối tượng nào sau đây?
- A.Bọn thực dân phong kiến.
- B.Bọn quan lại làm tay sai cho giặc.
C.Bọn quý tộc sống xa hoa, hoang phí.
- D.Bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc.
Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng về nhà thơ Tú Xương?
- A.Là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, sống theo đạo nghĩa.
B.Là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi và nhiều gian truân.
- C.Là con người tài năng, có cốt cách tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính cá nhân.
- D.Là con người cần cù, chăm chỉ, thông minh, đạt vinh quang cao trong thi cử và trở thành một vị quan thanh liêm.
Câu 13: Bài thơ Vịnh khoa thi Hương thể hiện nội dung gì?
- A.Tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước.
- B.Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh, qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, lố lăng.
- C. Ca ngợi những thí sinh thi đỗ ở kì thi năm Đinh Dậu.
D.A, B đúng.
Câu 14: Đâu không phải là nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương?
A.Vận dụng sáng tạo các hình ảnh dân gian.
- B.Nghệ thuật đối.
- C.Biện pháp tu từ đảo ngữ.
- D.Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm
Câu 15: Nội dung hai câu đề bài thơ là gì?
- A.Kì thi Hương được tổ chức liên tục trong ba năm một lần, mỗi năm ba lần.
- B.Kì thi Hương được tổ chức hàng năm.
- C.Kì thi Hương được tổ chức ba lần trong một năm theo lệ thường.
D.Kì thi Hương được tổ chức ba lần một năm theo lệ thường.
Câu 16: Trong bài thơ, sự bát nháo, kì quặc, ô hợp của kì thi này được thể hiện ở câu thơ nào?
- A.Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
- B.Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra.
C.Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
- D.Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Câu 17: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
- A.Nhân hóa vai đeo lọ, miệng thét loa; tác dụng nhấn mạnh sự láo nháo, lộn xộn nơi trường thi.
B.Đảo ngữ lôi thôi, ậm ọe lên đầu câu; tác dụng nhấn mạnh sự láo nháo, lộn xộn nơi trường thi.
- C.Hoán dụ vai đeo lọ, miệng thét loa; tác dụng nhấn mạnh sự láo nháo, lộn xộn nơi trường thi.
- D.Đối lôi thôi với ậm ọe; tác dụng nhấn mạnh sự láo nháo, lộn xộn nơi trường thi.
Câu 18: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
A.Đối: lọng cắm rợp trời >< váy lê quét đất, quan sứ >< mụ đầm; tác dụng: mỉa mai, châm biếm, hạ nhục bọn quan lại thực dân.
- B.Đảo ngữ lọng cắm rợp trời, váy lê quét đất lên đầu câu; tác dụng: nhấn mạnh sự lôi thôi, khoa trương quá mức của bọn quan lại thực dân.
- C.Ẩn dụ lọng cắm rợp trời, váy lê quét đất; tác dụng nhấn mạnh vào sự trang trọng của các vị quan trường thi.
- D.Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 19: Tác giả thể hiện tâm trạng, thái độ như thế nào trước cảnh tượng trường thi trong hai câu kết bài thơ?
- A.Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước.
- B.Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời nói chung và đối với con đường khoa cử của ông nói riêng.
- C.Lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước.
D.Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 20: Hai câu thơ cuối bài thơ mang giọng điệu gì?
- A.Giọng điệu mỉa mai, châm biếm.
- B.Giọng điệu trữ tình xen lẫn trào phúng.
C.Giọng điệu trữ tình: buồn tủi thống thiết.
- D.Giọng điệu đả kích sâu cay.
Bình luận