Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập chương 6 phần 1: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo chương 6 phần 1: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6 PHẦN 1

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở thúc đẩy các quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời ở Việt Nam đưa ra đề nghị cải cách, canh tân đất nước?

  • A. Lòng yêu nước, thương dân.
  • B. Tình cảnh đất nước ngày càng nguy nan.
  • C. Mong muốn cho nước nhà phát triển giàu mạnh.
  • D. Mong muốn có một vị trí xứng đáng trong triều đình.

Câu 2: Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Gia Định.
  • C. Hà Nội.
  • D. Thuận An.

Câu 3: Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của thi hào Nguyễn Du là

  • A. “Cung oán ngâm khúc”.
  • B. “Chinh phụ ngâm khúc”.
  • C. “Đoạn trường tân thanh”.
  • D. “Phủ biên tạp lục”.

Câu 4: Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã:

  • A. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta
  • B. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở nước ta
  • C. Tiến hành sáp nhập nước ta vào khối Liên hiệp Pháp 
  • D. Tiến hành phi quân sự hoá ở nước ta để tập trung cho kinh tế.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về tình hình nông nghiệp thời kì đầu nhà Nguyễn?

  • A. Chính sách khẩn hoang, ưu tiên đất cho việc trồng lúa mì được triều Nguyễn đặc biệt chú trọng. 
  • B. Nhiều biện pháp khuyến khích của nhà nước, đặc biệt việc cho phép đất khai hoang thành đất tư đã đem lại hiệu quả kích thích sản xuất nông nghiệp.
  • C. Triều Nguyễn còn thực thi chính sách doanh điền, nhà nước trực tiếp chiêu mộ dân nghèo không có ruộng, cấp tiền, nông cụ, thóc giống đưa đi khai hoang, lập nghiệp ở những nơi trọng yếu. 
  • D. Ở vùng Nam Bộ, binh lính triều đình còn kết hợp với dân khẩn hoang, lập nên hàng trăm đồn điền.

Câu 6: Vì sao ở nửa sau thế kỉ XIX, các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách?

  • A. Vì thực dân Pháp yêu cầu họ phải làm như vậy để tạo ra mâu thuẫn trong triều đình.
  • B. Vì họ muốn lấy lòng vua, muốn được thăng quan tiến chức.
  • C. Vì họ thấy những chính sách của triều đình mang tính bảo thủ, làm đất nước trở nên yếu kém và có nguy cơ mất nước.
  • D. Vì họ muốn tổ chức cách mạng tri thức.

Câu 7: Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là gì?

  • A. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.
  • B. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp đến Việt Nam buôn bán.
  • C. Chính sách “cấm đạo”, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.
  • D. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.

Câu 8:  Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của thủ công nghiệp dưới thời Nguyễn?

  • A. Các nghề thủ công nghiệp trong nhân dân tiếp tục được duy trì.
  • B. Xuất hiện nhiều làng nghề nổi tiếng, như: Đông Hồ, Hàng Trống.
  • C. Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn.
  • D. Nhà nước cho phép tư nhân được đúc tiền, khai mỏ, chế tạo súng.

Câu 9: Vào đầu thế kỉ XX, vì sao kinh tế Việt Nam vẫn phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp?

  • A. Vì Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp
  • B. Vì Việt Nam chưa áp dụng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • C. Vì người Việt Nam lúc đó còn không biết đến khái niệm kinh tế là gì.
  • D. Vì Việt Nam lúc bây giờ vẫn tồn tại chế độ phong kiến

Câu 10: Đây là lược đồ trận đánh nào?

10

  • A. Quân Pháp và quân ta đánh nhau ở đại đồn Chí Hoà
  • B. Khởi nghĩa Nam Kỳ sau hiệp ước Nhâm Tuất
  • C. Quân Pháp đánh thành Hà Nội và trận chiến Cầu Giấy lần thứ nhất
  • D. Quân Pháp đánh thành Hà Nội và trận chiến Cầu Giấy lần thứ ha

Câu 11: Đâu là một chính sách về chính trị ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

  • A. Việt Nam bị chia thành ba miền với ba chế độ cai trị giống nhau.
  • B. Hoàn thiện bộ máy thống trị ở Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.
  • C. Thiết lập một chính phủ nguỵ quyền với quyền lực tối cao thuộc về những người thân Pháp.
  • D. Pháp dùng chính sách chia để trị

Câu 12: Đầu thời Nguyễn, hoạt động buôn bán phát triển thuận lợi nhờ chính sách nào?

  • A. Khuyến khích thương nhân phương Tây đến buôn bán.
  • B. Cấm họp chợ; nhà nước nắm độc quyền ngoại thương.
  • C. Cải cách tiền tệ (tiền đồng); thống nhất đơn vị đo lường.
  • D. Cho phép thương nhân nước ngoài tự do buôn bán.

Câu 13: Năm 1882 diễn ra sự kiện nào sau đây?

  • A. Trưa ngày 3 – 4, quân Pháp chiếm thành Hà Nội.
  • B. Ngày 19 – 5, một cánh quân Pháp do H. Riviere chỉ huy đánh ra Cầu Giấy.
  • C. Chiều 18 – 8, quân Pháp mở cuộc tấn công Thuận An (cửa biển sát kinh thành Huế).
  • D. Ngày 7-5, tại Điện Biên Phủ 

Câu 14: Sự kiện “Ngày 1 – 9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng, âm mưu biến nơi đây làm bàn đạp tiến công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.” diễn ra năm nào?

  • A. 1855
  • B. 1856
  • C. 1857
  • D. 1858

Câu 15: Bản đồ này mô tả cuộc khởi nghĩa nào?

15

  • A. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
  • B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
  • C. Khởi nghĩa Hương Khê
  • D. Khởi nghĩa Ba Đình

Câu 16: Câu nào sau đây nói đúng về sự thành lập triều Nguyễn?

  • A. Năm 1802, được sự hậu thuẫn của chính quyền Mãn Thanh, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Thăng Long (Hà Nội)
  • B. Kể từ khi triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã dựng cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, đánh đâu thắng đó. Năm 1802, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
  • C. Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
  • D. Năm 1802, được sự ủng hộ của người dân, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Thăng Long (Hà Nội)

Câu 17: Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1859) đã

  • A. buộc Pháp phải chuyển sang thực hiện “chinh phục từng gói nhỏ”.
  • B. khiến Pháp thiệt hại nặng nề và từ bỏ tham vọng xâm lược Việt Nam.
  • C. bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
  • D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Câu 18: “Năm 1859, có một người Việt Nam đi sang các nước châu Âu. Ông đã nhìn thấy những chiếc đèn không cần thắp dầu vẫn sáng, những chiếc xe chạy mà không cần ngựa, bò kéo đi và tận mắt so sánh được khoảng cách của Việt Nam với những vùng đất xa xôi mà người dân lúc bấy giờ không hề biết đến.” Ông là ai?

  • A. Nguyễn Tất Thành
  • B. Phan Bội Châu
  • C. Nguyễn Tri Phương
  • D. Nguyễn Trường Tộ

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách, biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Nguyễn?

  • A. Khuyến khích nhân dân khẩn hoang.
  • B. Chia ruộng đất theo chế độ quân điền.
  • C. Thực hiện chính sách doanh điền.
  • D. Đào nhiều sông ngòi, kênh rạch.

Câu 20: Tháng 4 – 1882, quân Pháp lấy cớ gì để đổ bộ lên Hà Nội, khiêu khích, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, buộc ông phải giao thành?

  • A. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất
  • B. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất
  • C. Hiệp ước Nam Kì bị huỷ bỏ
  • D. Hiệp ước Bắc Kì bị huỷ bỏ

Câu 21: Đâu không phải một công trình khoa học tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Khâm định Việt sử thông giám cương mục
  • B. Nhất thống địa dư chí
  • C. Hải Thượng y tông tâm lĩnh
  • D. Quốc âm thi tập

Câu 22: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là

  • A. Pháp.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Nhật Bản.
  • D. Liên Xô.

Câu 23: Câu nào nói đúng về giai đoạn 1888 – 1896 của khởi nghĩa Hương Khê?

  • A. Là giai đoạn xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
  • B. Nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
  • C. Là giai đoạn nghĩa quân suy yếu hoàn toàn do chủ tướng Phan Đình Phùng mất.
  • D. Là giai đoạn đã hoàn thành việc xây dựng căn cứ và lực lượng chiến đấu tinh nhuệ

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về Nguyễn Trường Tộ?

  • A. Nguyễn Trường Tộ là một trí thức Công giáo yêu nước, quê ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. 
  • B. Năm 1860, khi có dịp qua Rô-ma và Pa-ri, ông chú ý khảo sát kinh tế và văn hoá phương Tây. 
  • C. Ban đầu khi sang phương Tây, ông định ở lại nhưng vì lòng yêu nước, ông đã trở về.
  • D. Ông đã đệ trình vua Tự Đức 14 bản điều trần, trong đó có Tế cấp bắt điều (Tám điều cấp bách), nêu lên một hệ thống vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng

Câu 25: Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)?

  • A. Giành thắng lợi, lật đổ được ách thống trị của thực dân Pháp
  • B. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
  • C. Có thời gian tồn tại dài nhất trong phong trào Cần vương.
  • D. Tự phát, không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác