Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập chương 4 phần 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo chương 4 phần 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4 PHẦN 4

Câu 1: Trong thế kỉ XVIII - XIX, trên lĩnh vực quân sự, con người đã phát minh ra những loại vũ khí nào?

  • A. Bom nguyên tử, súng trường,...
  • B. Đại bác, súng trường, ngư lôi,…
  • C. Súng thần cơ, bom nguyên tử,…
  • D. Tên lửa, đại bác, súng trường,…

Câu 2: Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới là:

  • A. Chính phủ lâm thời.
  • B. Hội đồng Xô viết.
  • C. Hội đồng Công xã.
  • D. Uỷ ban Công xã.

Câu 3: Ứng dụng những thành tựu khoa học, nhiều phát minh, cải tiến kĩ thuật ra đời trong thế kỉ XIX, ngoại trừ:

  • A. Cải tiến kĩ thuật luyện kim
  • B. Tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới
  • C. Chế tạo máy công cụ
  • D. Công nghệ thông tin

Câu 4: Trong vòng 40 năm (1875 - 1914), nước Pháp đã bao nhiêu lần thay đổi chính phủ?

  • A. 20 lần.
  • B. 30 lần.
  • C. 40 lần.
  • D. 50 lần.

Câu 5: Tình hình chính trị đặc biệt ở nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 là:

  • A. Bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính được thiết lập.
  • B. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hoà tư sản được thiết lập.
  • C. Hai chính quyền song song tồn tại – Chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính.
  • D. Nhân dân Nga ủng hộ chính quyền mới tiếp tục tham gia chiến tranh thế giới nhằm giành lại những vùng lãnh thổ đã mất trong chiến tranh.

Câu 6: Chính phủ mới của giai cấp tư sản được thành lập sau chiến tranh Pháp – Phổ tên là gì?

  • A. Chính phủ Vệ quốc
  • B. Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân
  • C. Công hoà Dân chủ Pháp
  • D. Công xã Paris

Câu 7: Công xã Paris tồn tại được bao nhiêu lâu?

  • A. 72 ngày
  • B. 1 năm
  • C. Đến thế chiến thứ nhất.
  • D. Đến nay.

Câu 8: Điểm tương đồng trong quá trình phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

  • A. Hình thành những công ti độc quyền kiểm soát các ngành kinh tế trọng yếu.
  • B. Xuất hiện hình thức sản xuất công trường thủ công thay thế cho các phường hội.
  • C. Sản xuất nông nghiệp quy mô lớn phát triển với phương thức canh tác hiện đại.
  • D. Sản xuất nông nghiệp suy giảm; công nghiệp sa sút; thương nghiệp đình đốn.

Câu 9: Lenin và đảng Bolshevik quyết định khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền sau khi:

  • A. Các đội Cận vệ đỏ được thành lập ngày 7 – 10 (ngày 10 – 10)
  • B. Lenin về nước tháng 05/1917
  • C. Chính phủ lâm thời xả súng, đàn áp các cuộc biểu tình vào tháng 7 – 1917.
  • D. Khi đảng Bolshevik Nga đã đủ sức mạnh à sẵn sàng lãnh đạo quàn chúng tiến hành cách mạng đến thắng lợi

Câu 10: Kết cục của Chiến tranh Pháp – Phổ là gì?

  • A. Quân Phổ bại trận.
  • B. Quân Pháp thua trận.
  • C. Pháp – Phổ kí hiệp định đình chiến.
  • D. Nhân dân Paris nổi dậy đòi lật đổ chính quyền Napoleon III, thiết lập nền Cộng hoà.

Câu 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất:

  • A. Một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.
  • B. Một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì vấn đề thị trường và thuộc địa đối với cả hai bên tham chiến.
  • C. Một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết và sự thiết lập chế độ xã hội tiến bộ hơn ở một số nước.
  • D. Một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo – Hung.

Câu 12: Giai cấp công nhân ra đời là do hệ quả của:

  • A. Cách mạng tư sản.
  • B. Các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu. 
  • C. Cách mạng công nghiệp 
  • D. Cách mạng vô sản.

Câu 13: Nhận định dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh về ý nghĩa của cuộc cách mạng nào?

“… giống như Mặt Trời chói lọi, …. chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

  • A. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907.
  • B. Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917.
  • C. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
  • D. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945.

Câu 14: Nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

  • A. Các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa. 
  • B. Anh – Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.
  • C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát ở Serbia.
  • D. Đức tuyên chiến với Nga, sau đó là Pháp.

Câu 15: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

  • A. Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
  • B. Đưa nhân dân Nga đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
  • C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.
  • D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.

Câu 16: Năm 1807, R. Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo thành công

  • A. máy hơi nước.
  • B. động cơ đốt trong.
  • C. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
  • D. tàu thủy chạy bằng hơi nước.

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Cả hai khối Liên minh và Hiệp ước từ khi thành lập đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang đe dọa lẫn nhau, tìm cớ gây chiến.
  • B. Năm 1914, khi cuộc chiến tranh mới bắt đầu, phe Liên minh có thêm Ottoman, Bulgaria. 
  • C. Năm 1915, Italy rút khỏi khối Liên minh, cùng với phe Hiệp ước chống lại Đức. 
  • D. Sau này, phe Hiệp ước còn có thêm các đồng minh cùng tham chiến: Nhật Bản (1914), Trung Quốc (1916) và Hàn Quốc (1917).

Câu 18: 

1

Trong hình là:

  • A. Những người lính Việt Nam bị bắt sang làm lá chắn cho Pháp trong Thế chiến
  • B. Những người lính Maroc thuộc quân đội Pháp trong chiến hào ở Verdun
  • C. Khung cảnh sinh hoạt của người dân Pháp trong Thế chiến.
  • D. Cách mạng tháng 10 Nga

Câu 19: Tác phẩm “Những người khốn khổ” của Victor Hugo là tiểu thuyết miêu tả:

  • A. Sự khó khăn, đói khổ của người xưa
  • B. Thế giới của những con người nghèo khổ một cách chân thực
  • C. Thực trạng chiến tranh thế giới
  • D. Cuộc sống trong chiến tranh 

Câu 20: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Năm 1859, C. Darwin đưa ra thuyết tiến hoá: giải thích sự đa dạng các chủng loài động, thực vật là chọn lọc tự nhiên.
  • B. Năm 1860, G. Mendel công bố các nghiên cứu về di truyền thông qua các thí nghiệm trên thực vật.
  • C. Năm 1869, D. I. Mendeleev công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.
  • D. Năm 1898, hai vợ chồng Pierre Curie và Marie Curie tìm ra năng lượng phi tự nhiên, đặt nền tảng cho ngành hạt nhân học.

Câu 21: Bức ảnh sau mô tả sự kiện gì?

2

  • A. Tấn công Cung điện Mùa Đông
  • B. Nhân dân Petrograd biểu tình dưới làn đạn súng máy của Chính phủ lâm thời
  • C. Nhân dân Moscow diễu hành mừng chiến thắng của đất nước
  • D. Đức tấn công Nga năm 1918

Câu 22: Các chính sách của Hội đồng Công xã đều hướng tới quyền lợi của:

  • A. Đại đa số quần chúng
  • B. Tầng lớp tư sản
  • C. Hoàng tộc và quý tộc
  • D. Công nhân

Câu 23: Ngày 01/05 trở thành ngày Quốc tế Lao động từ năm nào?

  • A. 1886
  • B. 1889
  • C. 1914
  • D. 1945

Câu 24: Ngày 18/3/1871, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa chống lại chính phủ Vệ quốc dưới sự lãnh đạo của

  • A. Đảng Cộng sản Pháp.
  • B. Công xã cách mạng Pa-ri.
  • C. chính phủ tư sản lâm thời.
  • D. Ủy ban trung ương Quốc dân quân.

Câu 25: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

  • A. Đặt dưới sự lãnh đạo của đảng Bôn-sê-vích Nga.
  • B. Thắng lợi, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.
  • C. Tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới.
  • D. Lật đổ sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác