Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 6 chân trời sáng tạo học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo kỳ 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tầng lớp cuối cùng trong xã hội Văn Lang là

  • A. những người quyền quý
  • B. dân tự do
  • C. nông dân
  • D. nô tì

Câu 2: Nội dung nào phản ánh đúng về đời sống nông nghiệp của cư dân Văn Lang?

  • A. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
  • B. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
  • C. Ngoại thương đường biển rất phát triển.
  • D. Nghề rèn sắt phát triển mạnh và đạt trình độ cao.

Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?

  • A. Phần lớn cư dân Văn Lang theo đạo Hin-đu.
  • B. Phần lớn cư dân Văn Lang theo đạo Phật.
  • C. Cư dân Văn Lang có tục hỏa táng người chế.
  • D. Cư dân Văn Lang thường xuyên tổ chức lễ hội.

Câu 4: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang thể hiện điều gì?

  • A. Đặc trưng của dân tộc chỉ có một ngành kinh tế là nông nghiệp.
  • B. Tính chuyên chế của bộ máy nhà nước.
  • C. Đặc trưng của dân tộc chuyên làm nghề thủ công và buôn bán.
  • D. Tính cộng đồng sâu sắc của người Lạc Việt.

Câu 5: Cư dân Văn Lang thường tổ chức ngày hội, với tiếng trống đồng rộn vang, thể hiện mong muốn gì?

  • A. Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
  • B. Con cháu đông đủ, mùa màng bội thu.
  • C. Cầu mong sức khỏe cho dân làng.
  • D. Đất nước yên bình, không có giặc ngoại xâm .

Câu 6: Vua nào làm ra bánh chưng, bánh dày cho người Việt?

  • A. Hùng Vương thứ V
  • B. Hùng Vương thứ VI
  • C. Hùng Vương thứ VII
  • D. Hùng Vương thứ VIII

Câu 7: Nghề đúc đồng thời Văn Lang thể hiện rõ nhất tài năng người thợ đúc ở dụng cụ tiêu biểu nào?

  • A.Lưỡi cày, mũi giáo.
  • B.Trống đồng, thạp đồng với văn hoa tinh xảo.
  • C.Vũ khí, cung tên bằng đồng.
  • D.Mũi tên, lưỡi liềm đồng với độ sắc bén cao.

Câu 8: Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?

  • A. Định hình các giá trị văn hóa của người Việt
  • B. Phát triển nền văn hóa bản địa của người Việt
  • C. Cơ sở hình thành nền văn minh sông Hồng
  • D. Hoàn thiện nền văn hóa bản địa của người Việt

Câu 9: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc nhuộm răng đen, xăm mình với mục đích:

  • A. Làm đẹp
  • B. có ý nghĩa tâm linh
  • C. tránh bị thủy quái làm hại
  • D. cả A và C

Câu 10: Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang gồm những gì? 

  • A. cơm nếp, rau quả, thịt, cá
  • B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.
  • C. rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.
  • D. khoai, đậu, tôm, cá, ngô.

Câu 11: Công cụ lao động của người dân Văn Lang, Âu Lạc gồm những đồ vật gì?

  • A. Lưỡi cày, lưỡi hái
  • B. Cuốc, rìu bằng đồng
  • C. Máy cày, máy tuốt lúa, xẻng, cuốc
  • D. Cả A và B

Câu 12: Câu chuyện “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giầy” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?

  • A. ăn trầu, gói bánh chưng bánh giày trong ngày lễ hội.
  • B. nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.
  • C. lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.
  • D. trống lúa nước và lấy đó làm lương thực chính.

Câu 13: Ngoài canh tác nông nghiệp, cư dân Văn Lang, Âu Lạc còn biết:

  • A. Trồng hoa màu, nuôi tằm, đánh bắt cá
  • B. Dệt vải, làm đồ gốm
  • C. Luyện kim
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 14: Đâu không phải là phong tục thời Văn Lang, Âu Lạc?

  • A. Tục thờ cúng tổ tiên
  • B. Gói bánh chưng, bánh giày ngày Tết
  • C. Làm lễ thôi nôi cho trẻ nhỏ
  • D. Chôn cất người chết

Câu 15: Trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện ở huyện Nam Xang (tỉnh Hà Nam ngày nay) vào khoảng thời gian nào?

  • A. Năm 1883
  • B. Năm 1890
  • C. Năm 1893
  • D. Năm 1900

Câu 16: Truyền thuyết gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần thời Văn Lang, Âu Lạc:

  • A. Bánh Chưng bánh Giày
  • B. Hai Bà Trưng
  • C. Mai An Tiêm
  • D. Sơn Tinh - Thủy Tinh

Câu 17: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc thường xây nhà sàn ở đâu?

  • A. Trên các cao nguyên để chăn nuôi gia súc
  • B. Trên các sườn núi, cao nguyên để tránh ngập lụt
  • C. Trên lưu vực các con sông lớn để thuận lợi canh tác nông nghiệp
  • D. Những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi để tránh thú dữ

Câu 18: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

  • A. Voi
  • B. Trâu, bò
  • C. Thuyền
  • D. Xe ngựa 

Câu 19: Nội dung nào dưới đây mô tả đúng trang phục ngày thường của nam giới thời Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Mặc khố dài, để mình trần, đi quốc mộc.
  • B. Đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất.
  • C. Mặc khố dài, đội mũ cắm lông chim.
  • D. Đi quốc mộc, mặc khố ngắn, đội mũ gắn lông chim

Câu 20: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng trang phục thường ngày của phụ nữ thời Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Mặc váy.
  • B. Mặc Áo xẻ giữa.
  • C. Mặc yếm che ngực.
  • D. Mặc áo dài, váy xòe.

Câu 21: Họ thường làm nhà ở:

  • A. Vùng đất cao ven sông
  • B. Sườn đồi
  • C. Ven biển
  • D. Tất cả phương án trên đều đúng

Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Buôn bán qua đường biển là ngành kinh tế chủ đạo.
  • B. Cư dân chủ yếu cống bằng nghề nông trồng lúa nước.
  • C. Người dân biết trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu…
  • D. Các nghề thủ công như: gốm, dệt vải… phát triển.

Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống tín ngưỡng của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Thờ cúng tổ tiên.
  • B. Tục thờ thần – vua.
  • C. Thờ các vị thần tự nhiên.
  • D. Chôn cất người chết.

Câu 24:Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:

  • A. Nhà sàn.          
  • B. Nhà trệt.             
  • C. Nhà tranh vách đất.
  • D. Nhà lợp ngói.

Câu 25: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?

  • A. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.
  • B. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.
  • C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…
  • D. Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu…

Câu 26: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.
  • B. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.
  • C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…
  • D. Thường xuyên tổ chức các lễ hội gắn với nền nông nghiệp.

Câu 27: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sống quần tụ trong các:

  • A. Chiềng, chạ.
  • B. Làng, bản.
  • C. Xã, huyện.
  • D. Thôn, xóm.

Câu 28: Lễ hội nào sau đây không phải của người Văn Lang, Âu Lạc:

  • A. Hội ngày mùa.
  • B. Hội đấu vật.
  • C. Té nước.
  • D. Đua thuyền. 

Câu 29: Phong tục xăm mình tránh thủy quái được duy trì cho đến thế kỉ:

  • A. Thế kỉ XIV.
  • B. Thế kỉ XV.
  • C. Thế kỉ XVI.
  • D. Thế kỉ XVII. 

Câu 30: Một trong những chiếc trống đồng có hoa văn phong phú nhất minh chứng cho nền văn minh của người Việt cổ, được phát hiện vào năm 1893 ở tỉnh Hà Nam là:

  • A. Trống đống Ngọc Lũ.
  • B. Trống đồng Đông Sơn. 
  • C. Trống đồng Cảnh Thịnh.
  • D. Trống đồng Vạn Gia Bá.

Câu 31: Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào thời Văn Lang, Âu Lạc không còn được duy trì và phát triển đến ngày nay là:

  • A.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các lực lượng tự nhiên.
  • B. Tục gói bánh chứng, làm bánh giày, ăn trầu.
  • C. Lễ hội ngày mùa, đấu vật, đua thuyền.
  • D. Xăm mình tránh thủy quái. 

Câu 32: Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc khẳng định truyền thống gì của dân tộc Việt Nam buổi đầu dựng nước ?

  • A. Đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước
  • B. Trọng nam khinh nữ
  • C. Trọng văn
  • D. Trọng võ

Câu 33: Câu chuyện Mị Châu - Trọng Thủy để lại bài học gì cho đời sau?

  • A. Phải có tinh thần đoàn kết- quân dân trên dưới một lòng
  • B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh
  • C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc 
  • D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù

 Câu 34: Việc tìm thấy Trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và cả ngoài nước đã phản ánh điều gì?

  • A. Thuật luyện kim phát triển cao, nổi tiếng ở cả khu vực 
  • B. Thuật luyện kim được phát minh ở nước ngoài du nhập vào nước ta
  • C. Thuật luyện kim được phát minh ở nước ta phát triển ra nước ngoài
  • D. Công cụ và vật dụng kim loại đã thay thế hoàn toàn đồ đá

Câu 35: Nguyên nhân chính nào khiến cư dân Văn Lang phải sống quầy tụ trong các làng chạ?

  • A. Do họ có chung huyết thống
  • B. Do cần phải xua đuổi thú dữ 
  • C. Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm 
  • D. Do yêu cầu của nền kinh tế

Câu 36: Những thành tựu của nền văn minh Âu Lạc  có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam?

  • A. Định hình các giá trị văn hóa của người Việt
  • B. Phát triển nền văn hóa bản địa của người Việt
  • C. Cơ sở hình thành nền văn minh Sông Hồng
  • D. Hoàn thiện nền văn hóa bản địa của dân tộc

Câu 37: Thời Văn Lang, ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí,… những người thợ thủ công còn biết đúc

  • A. cuốc
  • B. xẻng
  • C. trống đồng, thạp đồng
  • D. dao

Câu 38: Công cụ mà người dân Văn Lang sử dụng để xới đất, gieo cấy là:

  • A. Công cụ bằng đồng.
  • B. Công cụ bằng đá.
  • C. Công cụ bằng thiếc.
  • D. Công cụ bằng sắt.

Câu 39: Trong các ngày hội, thường vang lên tiếng

  • A. hò reo của người dân.
  • B. chế tác công cụ lao động.
  • C. trống đồng
  • D. đập các thanh tre với nhau

Câu 40: Ngoài cây lương thực và hoa màu, cư dân Văn Lang còn biết trông cây gì mà thời kì nguyên thủy chưa có?

  • A. Trồng cây khoai lang.
  • B. Trồng cây bầu, cây bí.
  • C. Trông dâu nuôi tầm để dệt vải.
  • D. Trông cây chuối, cây cau.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo