Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 11 cánh diều Ôn tập chủ đề 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (Trước năm 1858) (P1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 cánh diều Ôn tập chủ đề 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (Trước năm 1858) - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) (PHẦN 1)

Câu 1: Đâu không phải là cải cách về giáo dục ở triều Hồ?

  • A. Triều Hồ chú trọng tổ chức các kì thi, tuyển chọn được nhiều nhân tài cho đất nước. Trong 7 năm (1400 – 1407), triều Hồ đã tổ chức hai kì thi, lấy đỗ gần 200 người, trong đó có một Trạng nguyên
  • B. Chấn chỉnh lại chế độ thi cử, mở rộng việc học, đặt học quan đến cấp phủ, châu
  • C. Triều Hồ đổi mới cơ chế giảng dạy, thay đổi chương trình học: không còn đề cao môn Văn nữa, mà tập trung vào các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hoá, Sinh,…
  • D. Dưới triều Hồ, chữ Nôm được đề cao, sử dụng trong các sáng tác văn chương, nhiều sách chữ Hán được dịch sang chữ Nôm để dạy cho phi tần, cung nữ như Quốc ngữ thi nghĩa, chương Vô dật trong Kinh thư,...

Câu 2: Đâu không phải cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số?

  • A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng
  • B. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp
  • C. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương
  • D. Bắt tất cả người dân các vùng này học và nói tiếng Việt, xoá bỏ tập tục truyền thống, theo tập quán của người Việt

Câu 3: Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh:

  • A. Tình hình đất nước vô cùng khó khăn sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà
  • B. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định
  • C. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định, song bộ máy hành chính nhà nước bắt đầu bộc lộ một số hạn chế
  • D. Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước rối ren, hỗn loạn, các thế lực thù địch nhăm nhe xâm lược nước ta

Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.
  • B. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.
  • C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.
  • D. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn.

Câu 5: Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ:

  • A. Luật hành chính
  • B. Hoàng Việt luật lệ
  • C. Hiến pháp Lê Việt
  • D. Quốc triều hình luật

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về bộ máy hành chính nhà nước trước khi vua Minh Mạng lên ngôi?

  • A. Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện
  • B. Tổ chức hành chính giữa các khu vực thống nhất mạnh mẽ với nhau nhưng lại không có sự phân quyền hợp lí
  • C. Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành
  • D. Bộ máy hành chính nhà nước thời kì này còn chưa hoàn chỉnh

Câu 7: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

  • A. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
  • B. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
  • C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất.
  • D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ.

Câu 8: Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm

  • A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
  • B. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
  • C. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
  • D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.

Câu 9: Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là

  • A. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.
  • B. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.
  • C. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.
  • D. khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương.

Câu 10: Vua Minh Mạng lên ngôi hoàng đế năm nào?

  • A. 1820
  • B. 1832
  • C. 1802
  • D. 1840

Câu 11: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành

  • A. 24 lộ, phủ, châu.
  • B. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
  • C. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
  • D. 12 lộ, phủ, châu.

Câu 12: Một trong những chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly là:

  • A. Ban hành tiền đồng thay thế cho tiền giấy
  • B. Phát hành tiền đồng “Thái Bình hưng bảo”
  • C. Phát hành tiền giấy “Việt Nam đồng”
  • D. Ban hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng

Câu 13: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là:

  • A. Huyện lệnh
  • B. Tổng trấn
  • C. Trấn thủ
  • D. Tuần phủ

Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt
  • B. Nhà Trần bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa
  • C. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp
  • D. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc

Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông?

  • A. Nếu có xung đột giữa quan và dân thì sẽ xử lí theo nguyên tắc: dân làm sai thì dân chịu tội, quan làm sai thì quan xin lỗi dân
  • B. Vua Lê Thánh Tông chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí nhà nước
  • C. Nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực và phẩm chất tốt
  • D. Nhiều khoa thi được tổ chức, chọn được nhiều người tài. Vua cũng đặt ra lệ định kì kiểm tra năng lực quan lại

Câu 16: Trong cuộc cải cách của vua Minh Mạng, lục Bộ được:

  • A. Rút gọn còn tứ Bộ
  • B. Trở thành cơ quan quyền lực nhất của nhà nước, sau vua
  • C. Mở rộng thành thập Bộ
  • D. Hoàn thiện cơ cấu, chức năng

Câu 17: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí:

  • A. Bắc thành
  • B. 4 doanh và 7 trấn
  • C. Gia Định thành
  • D. Phủ Thừa Thiên

Câu 18: Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?

  • A. Tuần phủ.
  • B. Tổng trấn.
  • C. Tổng đốc.
  • D. Tỉnh trưởng.

Câu 19: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty là:

  • A. Thừa ty; Đô ty và Pháp ty.
  • B. Pháp ty, Hiến ty và Thừa ty.
  • C. Đô ty; Thừa ty và Hiến ty.
  • D. Pháp ty; Đô ty và Hiến ty.

Câu 20: Để đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, năm 1815, nhà Nguyễn đã

  • A. đổi quốc hiệu thành Việt Nam.
  • B. ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ.
  • C. thực hiện cải cách hành chính.
  • D. thi hành chính sách cấm đạo.

Câu 21: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê vào giữa thế kỉ XV?

  • A. Đại Việt phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh
  • B. Kinh tế - xã hội phục hồi và phát triển; đời sống nhân dân ổn định
  • C. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng ngày càng phổ biến
  • D. Xuất hiện những mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực

Câu 22: Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là

  • A. khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai.
  • B. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.
  • C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.
  • D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.

Câu 23: Minh Mạng được xem là một vị vua như thế nào?

  • A. Năng động, quyết đoán
  • B. Học rộng, tài cao, chí khí ngút trời
  • C. Độc đoán, chuyên quyền, tàn bạo
  • D. Độc tài, chỉ thích chém giết

Câu 24: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ: giúp vua khởi thảo văn bản hành chính, tiếp nhận và xử lí công văn, coi giữ ấn tín, lưu trữ châu bản?

  • A. Nội các.
  • B. Đô sát viện.
  • C. Cơ mật viện.
  • D. Thái y viện.

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về hành chính ở đầu triều Lê sơ / thời vua Lê Thánh Tông?

  • A. Đầu triều Lê sơ, nhà nước chỉ có bộ Lại và bộ Lễ
  • B. Lục Bộ (Nhân, Nghĩa, Lễ, Binh, Hình, Công) là cơ quan chuyên môn quan trọng
  • C. Năm 1460, vua Lê Nghi Dân đặt lục Bộ, nhưng đến năm 1465, vua Lê Thánh Tông mới đưa lục Bộ trở thành cơ quan có quyền lực thực sự
  • D. Đô ty phụ trách quân sự. Thừa ty trông coi dân sự. Hiến ty nắm quyền tư pháp

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác