Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức bài 9 Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức bài 9 Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

  • A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
  • B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
  • C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
  • D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 2: Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc?

  • A. Bà-la-môn giáo.
  • B. Nho giáo.
  • C. Hồi giáo.
  • D. Ki-tô giáo.

Câu 3: Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Trung Hoa?

  • A. Cam-pu-chia.
  • B. Thái Lan.
  • C. In-đô-nê-xi-a.
  • D. Việt Nam.

Câu 4: Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu qua con đường nào?

  • A. Buôn bán đường bộ.
  • B. Buôn bán đường biển.
  • C. Truyền bá tôn giáo.
  • D. Chiến tranh xâm lược.

Câu 5: Những tôn giáo lớn nào sau đây của Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu Công nguyên?

  • A. Hồi giáo, Phật giáo.
  • B. Cơ Đốc giáo, Hồi giáo.
  • C. Nho giáo, Đạo giáo.
  • D. Phật giáo, Hin-đu giáo.

Câu 6: Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn minh nào sau đây?

  • A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
  • B. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.
  • C. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
  • D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.

Câu 7: Tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là

  • A. làng.
  • B. quốc gia.
  • C. tỉnh.
  • D. huyện.

Câu 8: Sự đa dạng về cư dân, tộc người tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

  • A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.
  • B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.
  • C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.
  • D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.

Câu 9: Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?

  • A. Sông Mê Công.
  • B. Sông Chao Phray-a.
  • C. Sông I-ra-oa-đi.
  • D. Sông Hoàng Hà.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của biển đối với các quốc gia Đông Nam Á?

  • A. Đem lại nguồn tài nguyên phong phú.
  • B. Là đường giao thương với bên ngoài.
  • C. Góp phần làm cho khí hậu trở nên ôn hòa.
  • D. Là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.

Câu 11: Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, nền văn minh bản địa được hình thành ở khu vực Đông Nam Á là

  • A. văn minh nông nghiệp lúa nước.
  • B. văn minh thương nghiệp đường biển.
  • C. văn minh thương nghiệp đường bộ.
  • D. văn minh thủ công nghiệp đúc đồng.

Câu 12: Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp biển?

  • A. Cam-pu-chia.
  • B. Thái Lan.
  • C. Mi-an-ma.
  • D. Lào.

Câu 13: Đa số các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của khí hậu nào?

  • A. Ôn đới gió mùa.
  • B. Hàn đới.
  • C. Nhiệt đới gió mùa.
  • D. Cận nhiệt đới.

Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
  • B. Nằm trên con đường hàng hải nối liền Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
  • C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.
  • D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.

Câu 15: Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia?

  • A. 10 quốc gia.
  • B. 11 quốc gia.
  • C. 12 quốc gia.
  • D. 13 quốc gia.

Câu 16: Các quốc gia phong kiến dân tộc được hình thành ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X lấy nhân tố nào làm nòng cốt?

pk

  • A. một bộ tộc đông và phát triển nhất.
  • B. một liên minh các bộ lạc.
  • C. một liên minh các thị tộc.
  • D. một bộ tộc hiếu chiến nhất.

Câu 17: Thế kỉ XIII, khu vực Đông Nam Á bị xáo trộn bởi

  • A. Sự thành lập một loạt vương quốc mới trên cơ sở sáp nhập của các quốc gia cổ
  • B. Làn sóng xâm lăng của quân Nguyên
  • C. Làn sóng di cư của một bộ phận người Thái từ phương Bắc xuống
  • D. Ảnh hưởng của các thương nhân và văn hóa Hồi giáo từ Ấn Độ

Câu 18: Những sản vật của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được các thương nhân trên thế giới rất ưa chuộng là

  • A. Lúa gạo, cá, hoa quả, sản phẩm thủ công.
  • B. Cá, các loại hoa quả, máy móc thiết bị kĩ thuật.
  • C. Sản phẩm thủ công như vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí.
  • D. Những sản vật thiên nhiên như các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, cánh kiến.

Câu 19: Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?

  • A. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển, tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc.
  • B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện giúp tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống con người.
  • C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa, đặc biệt là nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
  • D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 20: Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á là

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Thủ công nghiệp.
  • D. Thương nghiệp.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác