Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức bài 3 Sử học với các lĩnh vực khoa học khác (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức bài 3 Sử học với các lĩnh vực khoa học khác. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ngành nào thuộc ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

  • A. Triết học.
  • B. Toán học
  • C. Kiến trúc
  • D. Khảo cổ học

Câu 2: Quan hệ sử học với các ngành khoa học xã hội nhân văn là mối quan hệ tương tác mấy chiều?

  • A. Một chiều
  • B. Hai chiều
  • C. Ba chiều
  • D. Bốn chiều

Câu 3: Sử học có vai trò gì với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

  • A. Lịch sử còn là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống. 
  • B. Lịch sử giúp cho các nhà khoa học đi sau không lặp lại sai lầm của người đi trước, kế thừa tri thức, kinh nghiệm của người đi trước. 
  • C. Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ (chính trị, quân sự, kinh tế…)
  • D. Sử học là bộ môn khoa học có tính liên ngành. 

Câu 4: Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác không thể hỗ trợ khoa học lịch sử trên các phương diện nào?

  • A. Phương tiện tri thức
  • B. Kết quả nghiên cứu
  • C. Chủ quan
  • D. Thành tựu

Câu 5: Việc tái hiện toàn diện, đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ giúp cho

  • A. Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó hiểu rõ vấn đề đã từng được các nhà khoa học đi trước đặt ra và giải quyết. 
  • B. Giúp các nhà khoa học đi sau không lặp lại sai lầm của người đi trước.
  • C. Các nhà khoa học đi sau kế thừa tri thức, kinh nghiệm của người đi trước. 
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 6: Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có thể hỗ trợ khoa học lịch sử trên các phương diện

  • A. chủ quan.
  • B. thúc đẩy sử phát triển.
  • C. nhận thức.
  • D. tri thức.

Câu 7: Lĩnh vực nào sau đây hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian?

  • A. Thực tại ảo.
  • B. Công nghệ viễn thám.
  • C. Sinh học.
  • D. Trí tuệ nhân tạo.

Câu 8: Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?

  • A. Có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu và khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học.
  • B. Cung cấp tri thức cho nhiều ngành khoa học khác nhau.
  • C. Trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
  • D. Có mối liên hệ với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.

Câu 9: Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?

  • A. Tâm lí học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị.
  • B. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoá học, Công tác xã hội.
  • C. Chính trị học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Xã hội học.
  • D. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.

Câu 10: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách

  • A. toàn diện, cụ thể và chính xác.
  • B. toàn diện và chính xác tuyệt đối.
  • C. cụ thể và đơn giản.
  • D. đơn giản và hiệu quả.

Câu 11: Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ (sự ra đời, tiến trình phát triển, đặc điểm của ngành,...) có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?

  • A. Ghi chép sự đóng góp của từng ngành cho sự phát triển kinh tế.
  • B. Cung cấp thông tin hoạt động cho ngành Sử học và Dân tộc học.
  • C. Khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành.
  • D. Tạo nên sự chuyển biến cho từng ngành để cùng hội nhập quốc tế.

Câu 12: Thiên văn học là ngành

  • A. cung cấp những dữ liệu để các nhà sử học nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền hoặc các sự kiện, hiện tượng gắn với địa hình khí hậu tài nguyên,…
  • B. cung cấp những tri thức cơ bản để nhà sử học khám phá về qua strinhf làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.
  • C. với các phương pháp phân tích định lượng, thống kê, chọn mẫu,…được nhà sử học sử dụng khi xử lí số liệu, làm cơ sở cho các nhận xét, kết luận.
  • D. hỗ trợ nhà sử học khai thác sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác.

Câu 13: Sự kiện lịch sử nào được phản ánh thông qua Hồi 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái (thế kỉ XVIII)?

  • A. Quân Tây Sơn tắn công ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh.
  • B. Lê Chiêu Thống cầu viện nước ngoài chống lại quân Tây Sơn.
  • C. Quân Tây Sơn đánh thắng trận Ngọc Hồi, rồi tiến vào giải phóng Thăng Long; quân giặc phải rút chạy.
  • D. Phong trào nông dân Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).

Câu 14: Khai thác thông tin về Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Tràng An (Lịch sử 10, tr. 19) cho thấy: Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?

  • A. Địa chất học, Cổ sinh học, Sử học, Khảo cổ học,...
  • B. Văn học, Triết học, Tâm li học.
  • C. Toán học, Hoá học, Vật lí.
  • D. Khảo cổ học, Toán học, Hoá học.

Câu 15: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ trong nghiên cứu Sử học giúp nhận thức được đặc điểm nào dưới đây của con người trong quá trình vận động và phát triển của xã hội?

  • A. Sự sáng tạo.
  • B. Tính kỉ luật.
  • C. Tính cộng đồng.
  • D. Sự liên kết.

Câu 16: Ý nào dưới đây không phù hợp khi giải thích vì sao Sử học là một khoa học có tính liên ngành?

  • A. Vì Sử học là môn khoa học cơ bản, chỉ phối các môn khoa học khác.
  • B. Vì Sử học nghiên cứu về đời sống của loài người trong quá khứ với nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • C. Vì Sử học sử dụng thông tin và phương pháp của nhiều ngành khoa học khác trong nghiên cứu.
  • D. Cần ứng dụng thành tựu của khoa học — công nghệ để tăng cường chất lượng và hiệu quả nghiên cứu lịch sử.

Câu 17: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

  • A. Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của Sử học.
  • B. Sử học đi sâu nghiên cứu nội dung của khoa học tự nhiên, công nghệ.
  • C. Sử học xem xét, làm rõ thành tựu của từng ngành ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào.
  • D. Sử học đánh giá ý nghĩa, tác dụng của thành tựu các ngành đó đối với xã hội đương thời.

Câu 18:  Ý nào không đúng về vai trò của Sử học đối với sự ra đời của các tác phẩm được đề cập đến trong hình bên và các ngành khoa học liên quan?

  • A. Các phương pháp cơ bản của Sử học được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đối tượng, hình thành nên tác phẩm.
  • B. Phục dựng lịch sử phát triển một số ngành/vấn đề khoa học tự nhiên ở các mức độ khác nhau.
  • C. Sử học có vai trò quyết định sự phát triển của ngành Toán học và Hoá học. 
  • D. Sử học góp phần chỉ ra những thành tựu để kế thừa và phát triển, kể cả những bài học kinh nghiệm, những sai lầm cần tránh trong lịch sử nghiên cứu của ngành. 

Câu 19: Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn có mối quan hệ thế nào?

  • A. Sử học chi phối, quyết định sự phát triển của các ngành khoa học xã hội, nhân văn.
  • B. Các ngành khoa học xã hội, nhân văn chi phối, quyết định sự phát triển của Sử học.
  • C. Đó là mối quan hệ tương tác hai chiều.
  • D. Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn phát triển độc lập với nhau.

Câu 20: Tác dụng của ứng dụng công nghệ nào trong giờ học lịch sử?

  • A. Nâng cao hứng thú và động lực học tập.
  • B. Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng xã hội và con người.
  • C. Không phải mất thời gian chép bài nhờ chức năng lưu và in ra tất cả những gì đã hiển thị trước đó.
  • D. Tất cả đều đúng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác