Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chùa Diên hựu được xây dựng vào:

  • A. Thời Lý.
  • B. Thời Trần
  • C. Thời Lê
  • D. Thời Nguyễn.

Câu 2: Tầng lớp nào đã đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển đưa cách mạng tư sản Pháp đến thành công?

  • A.  Tư sản
  • B. Quý tộc
  • C. Quần chúng nhân dân
  • D. Tăng lữ

Câu 3: Dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo có ảnh hưởng như thế nào đối với nước ta?

  • A. Trở thành quốc giáo.
  • B. Trở thành tư tưởng chính thống.
  • C. Ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
  • D. Không hề ảnh hưởng gì cả.

Câu 4: Sai lầm của Ủy ban trung ương sau khi giành được chính quyền từ tay giai cấp tư sản là

  • A. không chăm lo cải thiện đời sống nhân dân.
  • B. không chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, khoa học- kỷ thuật.
  • C. không chú  trọng xây dựng quân đội mạnh.
  • D. chỉ tập trung vào việc bầu cử, không kiên quyết trấn áp kẻ thù.

Câu 5: Công việc chủ yếu trong các xưởng thủ công triều đình

  • A. đúc vũ khí, làm gốm.
  • B. đúc vũ khí, đóng thuyền.
  • C. đúc tiền, làm gốm.
  • D. đúc tiền, dệt vải.

Câu 6: Đến năm 1653, ai là người mở rộng cương giới đến sông Phan Rang?

  • A. Nguyễn Hoàng.
  • B. Nguyễn Phúc Tần.
  • C. Nguyễn Phúc Chu.
  • D. Nguyễn Hữu Cảnh.

Câu 7: Nghề thủ công nào mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX?

  • A. Làm đường trắng.
  • B. Khắc in bản gỗ.
  • C. Làm đồng hồ.
  • D. In tranh dân gian.

Câu 8: Chủ nhân của nền văn hoá nào mở đầu cho sơ kì thời đại đồng thau ở Việt Nam?

  • A. Bắc Sơn.
  • B. Sa Huỳnh.
  • C. Phùng Nguyên.
  • D. Đông Nai.

Câu 9: Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn đã giành những chiến thắng vang dội nào?

  • A. Giải phóng hầu hết Đàng Trong, tiêu diệt thế lực cát cứ của chúa Nguyễn.
  • B. Liên tục mở các cuộc tấn công vào Đàng Trong, đánh chiếm Phú Yên.
  • C. Liên tục mở các cuộc tấn công ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
  • D. Làm chủ vùng đất Quy Nhơn (Bình Định), đánh bại quân Xiêm xâm lược.

Câu 10: Năm 1879, ai là người thí nghiệm thành công việc thắp sáng để cho bóng đèn điện ra đời?

  • A. Đi-ê-den
  • B. Ê-đi-xơn.
  • C. Nô-ben.
  • D. Tôm-xơn.

Câu 11: Kế sách “ vườn không nhà trống ” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc kháng chiến nào sau đây?

  • A. Chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
  • B. Chống quân xâm lược Tống thời Lí.
  • C. Chống quân xâm lược Minh.
  • D. Chống quân xâm lược Tống thời Tiền Lê.

Câu 12: Đặc điểm của Chủ nghĩa đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là

  • A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
  • B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
  • C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
  • D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.

Câu 13: Ai là người lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường năm 722?

  • A. Mai Thúc Loan
  • B. Phùng Hưng
  • C. Lý Tự Tiên, Đinh Kiến
  • D. Dương Thanh

Câu 14: Cuộc khởi nghĩa nông dân nào tiêu biểu và rộng lớn nhất đầu thế kỷ XIX ?

  • A. Khởi nghĩa Cao Bá Quát và Phan Bá Vành.
  • B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát và Nông Văn Vân.
  • C. Khởi nghĩa Cao Bá Quát và Lê Văn Khôi.
  • D. Lê Văn Khôi và Nông Văn Vân.

Câu 15: Từ thời Bắc thuộc, hai tôn giáo lớn đã được truyền bá vào nước ta, từng bước hoà nhập vào cuộc sống của nhân dân, đó là tôn giáo nào?

  • A. Đó là Nho giáo và Phật giáo.
  • B. Đó là Phật giáo và Đạo giáo.
  • C. Đó là Phật giáo và Thiên chúa giáo.
  • D. Đó là Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Câu 16: Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến các chính sách của vua Quang Trung chưa được áp dụng nhiều trên thực tế?

  • A. Vua Quang Trung mất sớm.
  • B. Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn.
  • C. Triều Tây Sơn bị chia rẽ.
  • D. Không có sự hậu thuẫn của vua Lê.

Câu 17: Công trình văn hóa vật thể nào của nhà Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản thế giới?

  • A. Phố cổ Hội An.
  • B. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • C. Kinh thành Huế.
  • D. Nhã nhạc cung đình Huế.

Câu 18: Đặc điểm của cuộc "Cách mạng thời đá mới" ở Việt Nam là

  • A. con người biết cưa, khoan đá, làm gốm.
  • B. con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
  • C. con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
  • D. con người đã biết sử dụng kim loại. 

Câu 19: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình phát triển của khoa học – kĩ thuật nước ta từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ?

  • A. Số công trình khoa học tăng lên.
  • B. Xuất hiện nhiều công trình về sử học, địa lý, quân sự, y dược, nông học,...
  • C. Khoa học tự nhiên được quan tâm phát triển.
  • D. Một số thành tựu của kĩ thuật phương Tây được du nhập vào nước ta.

Câu 20: Cuộc khủng hoảng chính trị ở nước ta vào đầu thế kỷ XVI đã

  • A. dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.
  • B. dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.
  • C. tạo điều kiện cho quân Minh tiến hành xâm lược nước ta.
  • D. làm triều Lê sơ sụp đổ.

Câu 21: Lực lượng nào tham gia phong trào cách mạng 1905-1907 ở Nga?

  • A. Công nhân, nông dân.
  • B. Công nhân, nông dân, binh lính.
  • C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
  • D. Công nhân, nông dân,tư sản.

Câu 22: Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở đâu?

  • A. Hoa Lư. 
  • B. Cổ Loa.
  • C. Thăng Long.
  • D. Phú Thọ.

Câu 23: Hạn chế lớn nhất của Chủ nghĩa xã hội không tưởng là:

  • A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
  • B. Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
  • C. Chưa đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản mà mới chỉ đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản.
  • D. Chưa xác định đúng phương pháp đấu tranh đúng đắn.

Câu 24: Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cư dân Văn Lang – Âu Lạc chuyển xuống sống tập trung ở đồng bằng là

  • A. đất đai màu mở, dễ canh tác.
  • B. giao thông thuận tiện.
  • C. công tác thủy lợi thuận tiện.
  • D. để trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 25: Tại sao cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để?

  • A. Giai cấp tư sản nắm quyền.
  • B. Lật đỗ chính quyền quân chủ chuyên chế.
  • C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  • D. Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc CMTS.

Câu 26: Ai là người đã cầu cứu vua Thanh (Càn Long), dẫn đến việc quân Thanh sang xâm lược nước ta vào năm 1788 - 1789?

  • A. Lê Long Đĩnh.
  • B. Nguyễn Ánh.
  • C. Lê Chiêu Thống.
  • D. Trần Kiện.

Câu 27: Thời Lê, ngoại thương giảm sút do

  • A. nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.
  • B. chính sách trọng nông ức thương của nhà nước phong kiến.
  • C. chế độ thuế khóa nặng nề.
  • D. các cửa biển bị bồi lấp gây khó khăn cho thuyền bè qua lại.

Câu 28: Đến giữa thế kỷ XIX, nước Anh được mệnh danh là gì?

  • A. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới”.
  • B. “Nước công nghiệp hiện đại”.
  • C. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp”
  • D. “Công xưởng của thế giới”.

Câu 29: Vào cuối thế kỉ XIV, một khu thành lớn được xây dựng ở đâu?

  • A. Ở Lam Sơn (Thanh Hoá)
  • B. Ở Chí Linh (Thanh Hoá)
  • C. Ở Thăng Long
  • D. Ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá)

Câu 30: Cuối thế kỉ XIX, ngoài máy hơi nước đã có sự ra đời của những động cơ nào?

  • A. Tuốc bin chạy bằng sức nước, tuốc bin liên hợp với đi-a-mô.
  • B. Động cơ đốt trong.
  • C. Lò Bét-xme.
  • D. Lò Mác-tanh

Câu 31: Ý nào không phản ánh đúng nghệ thuật quân sự trong chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền năm 938? 

  • A. Lợi dụng địa hình, địa vật.
  • B. Tấn công bất ngờ.
  • C. Vườn không nhà trống.
  • D. Nghi binh, mai phục.

Câu 32: Những mặt hàng nào chủ yếu được mua bán ở chợ làng?

  • A. Sản phẩm nông nghiệp.
  • B. Sản phẩm thủ công nghiệp.
  • C. Sản phẩm lấy từ nước ngoài.
  • D. Hàng nông phẩm và hàng thủ công.

Câu 33: Dưới thời nhà Nguyễn, bộ Hoàng Việt Luật lệ còn được gọi là gì?

  • A. Luật Gia Long.
  • B. Luật Hoàng triều.
  • C. Luật Minh Mạng.
  • D. Luật Hồng Đức.

Câu 34: Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?

  • A. Sa Huỳnh.
  • B. Đồng Nai.
  • C. Ốc Eo.
  • D. Đông Sơn.

Câu 35: Quốc hiệu nước ta từ TK XI – XVIII là?

  • A. Đại Cồ Việt.
  • B. Đại Việt.
  • C. Đại Nam.
  • D. Đại Ngu.

Câu 36: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 thất bại?

  • A. Thế giặc mạnh.
  • B. Nhà Hồ không có tướng tài giỏi.
  • C. Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân.
  • D. Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

Câu 37: Điểm khác nhau cơ bản về tính chất của cách mạng tư sản Pháp so với cách mạng tư sản Anh là gì?

  • A. Cách mạng Pháp là cuộc CMTS triệt để, cách mạng Anh là cuộc CMTS không triệt để.
  • B. Cách mạng Pháp do giai cấp tư sản lãnh đạo, cách mạng Anh do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
  • C. Cách mạng Pháp nổ ra dưới hình thức nội chiến, giải phóng dân tộc, cách mạng Anh nổ ra dưới hình thức nội chiến.
  • D. Cách mạng Pháp sau thắng lợi thiết lập nền cộng hòa, cách mạng Anh sau thắng lợi thiết lập nền quân chủ lập hiến.

Câu 38: Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào của nhà Lý?

  • A. Vua Lý Thái Tổ. 
  • B. Vua Lý Nhân Tông.
  • C. Vua Lý Thái Tông. 
  • D. Vua Lý Thánh Tông.

Câu 39: Nội dung giáo dục ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII chủ yếu là

  • A. các môn khoa học tự nhiên. 
  • B. kinh, sử.
  • C. giáo lí Phật giáo.  
  • D. văn học Trung Quốc.

Câu 40: Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Lê đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất nước?

  • A.  Do vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực.
  • B. Do Mặc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc.
  • C. Do cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối nhà Lê diễn ra khắp nơi.
  • D. Do nhà Lê thần phục nhà Minh của Trung Quốc.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác