Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 10 cánh diều học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều kỳ 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào dưới đây là nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng?

  • A. Đi học đúng giờ
  • B. Học bài và làm bài đầy đủ
  • C. Mặc đồng phục đúng quy định
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 2: Ý nào dưới đây là nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng?

  • A. khắc tên lên mặt bàn
  • B. Bảo vệ và gìn giữ tài sản của trường
  • C. Hái hoa trong bồn cây
  • D. Vẽ hình lên tường trắng

Câu 3: Khi đối xử với bạn bè, học sinh cần:

  • A. Thường xuyên gắt gỏng khi có người phủ nhận ý kiến của mình.
  • B. Tức giân, đánh nhau khi có xung đột giữa các bên liên quan.
  • C. Thân ái, hòa nhã với các bạn; đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt tập thể.
  • D. Văng tục, chửi bậy mọi nơi, mọi lúc.

Câu 4: Ý nào dưới đây giải thích nguyên nhân học sinh thường xuyên đi học muộn?

  • A. Chơi game nhiều
  • B. Thức khuya, dậy muộn
  • C. Thường xuyên trốn học
  • D. Thức khuya, dậy sớm

Câu 5: Biểu hiện của sự thiếu tế nhị khi ở nơi công cộng:

  • A. Nói nhiều, nói to.
  • B. Im lặng nghe nhạc
  • C. Đọc sách
  • D. Nói chuyện nhỏ nhẹ

Câu 6: Biểu hiện của sự tự tin trong giao tiếp là:

  • A. Chủ động chào hỏi, bắt chuyện với thầy cô và các bạn
  • B. Nói rõ ràng, mạch lạc và lưu loát nội dung cần giao tiếp
  • C. Ánh mắt hướng vào người nói chuyện
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 7: Biểu hiện của sự thân thiện trong giao tiếp, ứng xử là:

  • A. Tươi cười chào hỏi, lễ phép với thầy cô và thân thiện với các bạn
  • B. Nhớ tên người đang trò chuyện và có cách xưng hô tạo sự gần gũi, thân mật
  • C. Cử chỉ niềm nở
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 8: Khi được giao nhiệm vụ quá sức so với khả năng của mình thì em cần:

  • A. Tham khảo ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè. Trong trường hợp thật sự đã cố gắng mà  vẫn không làm được, trao đổi với trưởng nhóm hoặc thầy cô để tìm công việc phù hợp với mình.
  • B. Đổi việc ngay mà không cần suy nghĩ.
  • C. Cứ nhận rồi để đấy, đến hạn báo lại.
  • D. Cứ nhận rồi nhờ người khác làm hộ cho.

Câu 9: Em nên làm gì trong trường hợp sau: Em được giao nhiệm vụ khi đang bận rất nhiều công việc khác.

  • A. Từ chối ngay không cần suy nghĩ.
  • B. Sắp xếp thời gian biểu cho các việc, nếu cảm thấy không thể làm được thì khéo léo từ chối.
  • C. Nhận rồi để đó không làm.
  • D. Nhận rồi nộp bài trễ.

Câu 10: Khi tham gia các phong trào của trường tổ chức, em cảm thấy như thế nào?

  • A. không thích nhiều phong trào.
  • B. tỏ thái độ không vui.
  • C. thấy phiền và mất thời gian.
  • D. tự hào và rất háo hức khi tham gia.

Câu 11: Ý nào dưới đây là nội quy thường có của các lớp học?

  • A. Học sinh đến trường phải mặc đúng quy định trang phục của trường, quần đồng phục, áo đồng phục phải bỏ trong quần.
  • B. Học sinh ra vào trường phải quẹt thẻ theo đúng quy định, nếu quá 3 lần/1 kỳ không quẹt thẻ thì sẽ bị hạ 1 bậc hạnh kiểm của kỳ học đó.
  • C. Học sinh vào lớp muộn quá 5 phút (bất cứ tiết học nào) đều không được vào lớp và phải lao động công ích trong suốt thời gian còn lại của một tiết.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 12: Ý nào dưới đây là truyền thống của nhà trường?

  • A. Truyền thống dạy tốt, học tốt.
  • B. Truyền thống hoạt động của Đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao.
  • C. Truyền thống tương thân tương ái – Uống nước nhớ nguồn.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 13: Ý nào dưới đây là quy định về bảo vệ tài sản trường?

  • A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
  • B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
  • C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  • D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo. 

Câu 14: Đâu không phải là nội dung quy định của nhà trường?

  • A. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
  • B. Không được đi xe đạp qua cổng trường, gửi xe đạp đúng nơi quy định.
  • C. Tuyệt đối không được đi xe máy khi chưa có bằng lái xe.
  • D. Phải giữ gìn sách vở, tài liệu các môn học đã mượn ở thư viện.

Câu 15: Nhân ngày 20/11, nhà trường tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 nhưng bạn Lan không tham gia vì không thích. Nếu là em, em sẽ khuyên bạn Lan như thế naò?

  • A. Ủng hộ việc làm của Lan
  • B. Đồng tình với việc làm đó vì cho rằng mỗi bạn một sở thích.
  • C. Nói cho Lan hiểu về ý nghĩa của hoạt động này và khuyên Lan cùng tham gia.
  • D. Không chơi với bạn Lan nữa.

Câu 16: Những việc làm thể hiện ý chí vượt khó:

  • A. vượt lên khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  • B. hoàn thành công việc được giao.
  • C. quyết định tham gia câu lạc bộ phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân, không theo người khác hoặc số đông.
  • D. làm những gì mình thích.

Câu 17: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có trách nghiệm trong công việc?

  • A. Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác.
  • B. Thích thì làm, không thích tì thôi.
  • C. Bảo đảm hoàn thành các công việc được giao.
  • D. Hướng dẫn cách làm, cho lời khuyên. 

Câu 18: Những việc làm thể hiện sự tự trọng:

  • A. vượt lên khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  • B. hoàn thành công việc được giao.
  • C. quyết định tham gia câu lạc bộ phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân, không theo người khác hoặc số đông.
  • D. làm những gì mình thích.

Câu 19: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có tư duy phản biện?

  • A. Luôn chủ động tìm hiểu những lí lẽ và dẫn chứng khi đánh giá.
  • B. Luôn tự đặt nhiều câu hỏi về sự vật, hiện tượng.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 20: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có trách nghiệm trong việc hỗ trợ người khác?

  • A. Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác.
  • B. Thích thì làm, không thích tì thôi.
  • C. Bảo đảm hoàn thành các công việc được giao.
  • D. Hướng dẫn cách làm, cho lời khuyên. 

Câu 21:  Ai là người là có cách cư xử không tốt trong tình huống sau: Bảo là một học sinh giỏi trong lớp. Nhiều khi các bạn hỏi Bảo về cách giải bài tập khó, Bảo thường từ chối.

  • A. Bảo
  • B. Các bạn Bảo
  • C. Cả Bảo và các bạn
  • D. Không ai

Câu 22: Những việc làm thể hiện sự tự chủ:

  • A. vượt lên khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  • B. hoàn thành công việc được giao.
  • C. quyết định tham gia câu lạc bộ phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân, không theo người khác hoặc số đông.
  • D. làm những gì mình thích.

Câu 23: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có tư duy phản biện?

  • A. Tiếp nhận và phân tích những thông tin, quan điểm trái chiều trước khi đánh giá. 
  • B. Luôn suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 24:  Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là

  • A. thông minh.
  • B. tự nhận thức về bản thân.
  • C. có kĩ năng sống.
  • D. tự trọng.

Câu 25:  Biểu hiện của ứng xử thân thiện trong giao tiếp:

  • A. Vui vẻ
  • B. Hòa đồng
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 26: Các yêu cầu khi tư duy phản biện là gì?

  • A. Lắng nghe các quan điểm khác nhau.
  • B. Suy nghĩ độc lập
  • C. Đặt ra các câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Khi nào? Ở đâu? Với ai? Cái gì?
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 27: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có trách nghiệm trong cuộc sống?

  • A. Biết cách tập trung.
  • B. Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác.
  • C. Không than thở và không viện cớ. Thừa nhận sai trái. 
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 28: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong hoạt động ở câu lạc bộ?

  • A. Tích cực phát biểu, xây dựng bài.
  • B. Tự giác ôn bài, chuẩn bị bài cho buổi học tiếp theo. 
  • C. Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế.
  • D. Tích cực tham gia hoạt động của đội, nhóm. 

Câu 29: Việc nào dưới đây thể hiện tính trách nhiệm của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ người khác cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ?

  • A. Giúp đỡ nhiệt tình, giảng bài cho bạn khi học và làm bài tập nhóm cùng nhau.
  • B. Chăm lo học tập tốt, hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 30: Việc nào dưới đây thể hiện tính trách nhiệm của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ người khác cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ?

  • A. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường.
  • B. Có mục đích học tập định hướng tương lai nghề nghiệp rõ ràng.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 31: Những lợi ích của việc chọn nghề phù hợp đối với bản thân, gia đình là gì?

  • A. Giúp tự tin, chủ động hơn trong việc học tập, rèn luyện và làm việc.
  • B. Giúp mỗi ngày làm việc tràn đầy năng lượng, tích cực.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đêu sai.

Câu 32: Những lợi ích của việc chọn nghề phù hợp đối với bản thân, gia đình là gì?

  • A. Làm việc hiệu quả hơn.
  • B. Tiết kiệm thơi gian tìm việc.
  • C. Thành công nhanh hơn trong tương lai.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 33: Điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: 

  • A. có sức khỏe dẻo dai, không mắc các bệnh mãn tính
  • B. ít mẫn cảm với các yếu tố thời tiết
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 34: Học sinh thường có những ý kiến gì khi chọn nghề?

  • A. Không thích và không có khả năng.
  • B. Có khả năng nhưng không thích.
  • C. Có khả năng nhưng không thích. 
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 35: Mục đích lao động là:

  • A. làm ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại của con người. 
  • B. có kiến thức, kỹ năng trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp, thực hiện trách nhiệm đối với gia đình và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và  đều sai.

Câu 36: Điều kiện lao động chủ yếu là:

  • A. sức người lao động.
  • B. làm việc ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết. 
  • C. chất lượng giống cây trồng.
  • D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 37: Những điều kiện bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong nhóm nghề sản xuất nông nghiệp: 

  • A. Không tiếp xúc với thuốc diệt cỏ, phân bón, các loại hóa chất diệt trừ sâu bệnh quá lâu.
  • B. Không ra đồng khi trời mưa to, có sấm sét,....
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và  đều sai.

Câu 38: Những đặc điểm cơ bản về nghề giáo viên là:

  • A. người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên
  • B. lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học
  • C. kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh
  • D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 39: Nghề nào phù hợp với trường hợp sau: Hoàng học giỏi môn Ngữ văn, thích đọc tiểu thuyết và xem các phim tâm lí xã hội.

  • A. Nhà báo
  • B. Giáo viên dạy toán
  • C. Tiểu thuyết gia
  • D. Thợ mộc

Câu 40: Học sinh thường có những ý kiến gì khi chọn nghề

  • A. Rất thích nhưng không có khả năng.
  • B. Rất thích và có khả năng.
  • C. Tương đối có khả năng và tương đối thích.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác