Tắt QC

Trắc nghiệm địa lý 11: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 8)

Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn địa lý 11 phần 8. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhận xét đúng nhất về việc EU không tuân thủ đầy đủ các qui định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là

  • A. Trợ cấp cho hàng nông sản của các nước thành viên.
  • B. Hạn chế nhập khẩu đối với các mặt hàng ‘nhạy cảm’ như than, sắt.
  • C. Đặt mức phạt thuế quan với các mặt hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn so với giá ở nước xuất khẩu.
  • D. Các ý trên.

Câu 2: Nhận xét đúng nhất về tự do lưu thông ở Thị trường chung châu Âu là

  • A. Con người, hàng hóa, cư trú.            
  • B. Dịch vụ, hàng hóa, tiên vốn, con người.
  • C. Dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc.     
  •  D. Tiền vốn, con người, dịch vụ.

Câu3 : Nhận xét không chính xác về vai trò của Liên minh châu Âu (EU) trên thế giới (năm 2004) là

  • A. Chiếm 31% trong tổng GDP của thế giới.
  • B. Chiếm 37,7% trong xuất khẩu của thế giới.
  • C. Chiếm 36% trong sản xuất ô tô của thế giới.
  • D. Chiếm 59% trong viện trợ phát triển thế giới

Câu 4 : 5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là:

  • A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
  • B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
  • C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.
  • D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam

Câu 5: Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?

  • A. Kinh tế, văn hóa, thể thao.
  • B. Trật tự - an toàn xã hội.
  • C. Khoa học – công nghệ.
  • D. Đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực.

Câu 6: Hình dạng cân đối của lãnh thổ Hoa Kì ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho:

  • A. phân bố dân cư và khai thác khoáng sản.
  • B. phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
  • C. thuận lợi giao lưu với Tây Âu qua Đại Tây Dương.
  • D. dễ dàng giao thông giữa miền Tây và miền Đông đất nước.\

Câu 7: Tận dụng tiềm năng thế mạnh toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước sẽ dẫn đến:  

  • A. Sự cạnh tranh quyết liệt. 
  • B. Chảy máu chất xám, gia tăng tốc độ cạn kiệt tài nguyên. 
  • C. Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài, nguy cơ tụt hậu. 
  • D. Giá trị đạo đức biến đổi theo hướng xấu, ônhiễm xã hội, đánh mất bản sắc dân tộc.

Câu 8: Oxtraylia nằm chủ yếu ở

  • A. Nửa bán cầu Nam
  • B. Nửa bán cầu Bắc
  • C. Nửa bán cầu Tây
  • D. Nửa bán cầu phía Đông

Câu 9: Diện tích tự nhiên của Nhật Bản là

  • A. 338 nghìn km2
  • B. 378 nghìn km2
  • C. 387 nghìn km2
  • D. 738 nghìn km2

Câu 10: Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là:

  • A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.
  • B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
  • C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới. 
  • D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Câu 11: Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là:

  • A. Bán đảo Đông Dương. 
  • B. Bán đảo Mã Lai.
  • C. Bán đảo Trung - Ấn.   
  • D. Bán đảo Tiểu Á.

Câu 12: Tài nguyên khoáng sản của LB Nga thuận lợi để phát triển những ngành công nghiệp nào sau đây? 

  • A. Năng lượng, luyện kim, hóa chất.
  • B. Năng lượng, luyện kim, dệt.
  • C. Năng lượng, luyện kim, cơ khí. 
  • D. Năng lượng, luyện kim, vật liệu xây dựng.

Câu 13: Ý nào là cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển? 

  • A. Tự do hóa thương mại ngày càng mở rộng
  • B. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước 
  • C. Môi trường đang bị suy thoái trên phạm vi toàn cầu 
  • D. Các nước phát triển có cơ hội để chuyển giao công nghệ cũ cho các nước đang phát triển

Câu 14: Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

  • A. Diện tích đất nông nghiệp quá ít.
  • B. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.
  • C. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.
  • D. Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.

Câu 15: Vùng núi Cooc-đi-e không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?

  • A. Địa hình núi cao đồ sộ, xen các bồn địa và cao nguyên.
  • B. Đồi núi thấp với nhiều thung lũng rộng.
  • C. Gồm nhiều dãy núi chạy song song theo hướng bắc – nam.
  • D. Khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc.

Câu 16: Với khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt đới, các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương của Hoa Kì rất thuận lợi cho phát triển?

  • A. củ cải đường và cây dược liệu.
  • B. ngô và cây công nghiệp hàng năm.
  • C. cây lương thực và cây ăn quả.
  • D. hoa màu và cây công nghiệp lâu năm. 

Câu 17: Trung Quốc có điều kiện thuận lợi nào để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? 

  • A. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
  • B. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.
  • C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. 
  • D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 18: Rừng ở LB Nga chủ yếu là rừng lá kim vì đại bộ phận lãnh thổ:

 
  • A. Nằm trong vành đai ôn đới.
  • B. Là đồng bằng.
  • C. Là cao nguyên. 
  • D. Là đầm lầy.

Câu 19: Bình quân lương thực theo đàu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do:

  • A. Sản lượng lương thực thấp.
  • B. Diện tích đất canh tác chỉ có khoảng 100 triệu ha.
  • C. Dân số đông nhất thế giới. 
  • D. Năng suất cây lương thực thấp.

Câu 20: Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là:

  • A. Dầu mỏ và khí đốt.
  • B. Sắt và mangan.
  • C. Than đá và đồng. 
  • D. Bôxit và apatit.

Câu 21: Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của:

  • A. Đảo Hô-cai-đô
  • B. Đảo Kiu-xiu.
  • C. Đảo Hôn-su. 
  • D. Các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản.

Câu 22: Vùng Viễn Đông có đặc điểm nổi bật là:

  • A. Vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.
  • B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
  • C. Phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản. 
  • D. Các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển

Câu 23: Các bang vùng Đông Bắc là nơi có mật độ dân cư đông đúc nhất Hoa Kì vì?

  • A. nơi đây tập trung nhiều thành phố lớn.
  • B. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
  • C. có địa hình thấp thuận tiện giao thông.
  • D. có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về EU? 

  • A. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.
  • B. Là liên kết khu vực chi phối toàn bọ nền kinh tế thế giới.
  • C. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng. 
  • D. Là tổ chức thương mại không phụ thuộc vào bên ngoài.

Câu 25: Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

  • A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
  • B. Sử dụng chung một loại tiền.
  • C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
  • D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

Câu 26: Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do:

  • A. Ảnh hưởng của núi ở phía đông.
  • B. Có diện tích quá lớn.
  • C. Khí hậu ôn đới hải dương ít mưa. 
  • D. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

Câu 27: Phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu là do:

  • A. Nhật Bản chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có giá thành cao.
  • B. Nhật Bản không phải nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
  • C. Số lượng các mặt hàng xuất khẩu vượt trội so với số lượng các mặt hàng nhập khẩu. 
  • D. Sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có giá trị rất cao, thị trwongf xuất khẩu ổn định.

Câu 28: Về lao động, Ô-xtrây-li-a là nước đứng hàng đầu thế giới về:

  • A. Số lượng lao động.
  • B. Số người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
  • C. Lao động kĩ thuật cao. 
  • D. Tỉ trọng lao động khu vực II.

Câu 29: Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do:

  • A. Có nguồn lao động dồi dào.
  • B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao.
  • C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao. 
  • D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Câu 30: Liên kết vùng ở châu Âu là thuật ngữ để chỉ một khu vực :

  • A. Biên giới của EU.
  • B. Nằm giữa mỗi nước của EU.
  • C. Nằm ngoài EU. 
  • D. Không thuộc EU.

Câu 31: Toàn cầu hóa cũng làm cho nước ta 

  • A. Phải phụ thuộc vào các nước phát triển.
  • B. Phải cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế phát triển hơn.
  • C. Phải phụ thuộc vào những nước láng giềng. 
  • D. Phải hợp tác với các nước có nền kinh tế kém hơn để chuyển giao công nghệ.

Câu 32: Vì sao việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?

  • A. Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.
  • B. Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.
  • C. Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.
  • D. Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…). 

Câu 33: Cho bảng số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm

(Đơn vị: %)

Năm

1985

1995

2004

2010

2015

Xuất khẩu

39,3

53,5

51,4

53,1

57,6

Nhập khẩu

60,7

46,5

48,6

46,9

42,4

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2015 là:

  • A. Biểu đồ miền. 
  • B. Biểu đồ cột ghép.
  • C. Biểu đồ đường.    
  • D. Biểu đồ tròn.

Câu 34: Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì:

  • A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.
  • B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.
  • C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào. 
  • D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.

Câu 35: Khoáng sản chủ yếu của vùng phía Đông của phần lãnh thổ trung tâm Hoa Kì là?

  • A. các kim loại màu.
  • B. các kim loại đen.
  • C. than đá, quặng sắt.
  • D. dầu mỏ, khí tự nhiên. 

Câu 36: Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do?

  • A. Có số dân đông, nhiều quốc gia.
  • B. Nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.
  • C. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
  • D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

Câu 37: Đặc điểm nào sau đây giúp Hoa Kì hạn chế được những tiêu cực của đô thị hóa?

  • A. Dân sống ở thành thị đều có trình độ cao.
  • B. Tỉ lệ dân thành thị thuộc loại cao nhất trên thế giới.
  • C. Dân sống trong các thành phố vừa và nhỏ.
  • D. Cơ sở hạ tầng đô thị vào loại nhất thế giới. 

Câu 38: Ý nào là thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển? 

  • A. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống
  • B. Các quốc gia có thể đón đầu công nghệ hiện đại để áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế
  • C. Các giá trị đạo đức được xây dựng đang có nguy cơ bị xói mòn 
  • D. Các nước đều có thể thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế

Câu 39: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

  • A. Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.
  • B. Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  • C. Thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
  • D. Nhiều thiên tai, dịch bệnh.

Câu 40: Thời tiết của Hoa Kỳ thường bị biến động mạnh, nhất là phần trung tâm, nguyên nhân do

  • A. Nằm chủ yếu ở vành đai cận nhiệt và ôn đới
  • B. Giáp với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
  • C. Ảnh hưởng của dòng biển nóng Gơn-xtrim
  • D. Địa hình có dạng lòng máng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác