Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lý 11 chân trời Ôn tập chương 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời Ôn tập chương 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P3) - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI (PHẦN 3)

Câu 1: Liên hợp quốc không có nhiệm vụ chủ yếu nào sau đây?

  • A. Cung cấp viện trợ nhân đạo.
  • B. Bảo vệ các quyền con người.
  • C. Duy trì an ninh và hòa bình.
  • D. Đảo bảo ổn định về tài chính.

Câu 2: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước ta đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nào dưới đây nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?

  • A. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất.
  • B. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới.
  • C. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm.
  • D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Câu 3: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu?

  • A. ASEAN.
  • B. EU.
  • C. NAFTA.
  • D. MERCOSUR.

Câu 4: Đâu là một liên kết tam giác phát triển?

  • A. Tam giác biển Nhật Bản – Hàn Quốc – Trung Quốc (JKC)
  • B. Liên kết vùng Caribbean giữa Mexico – Haiti – Cuba
  • C. Tam giác tăng trưởng Indonesia – Malaysia – Việt Nam (IMV-GT)
  • D. Liên kết vùng Maas Rhein giữa Bỉ - Đức – Hà Lan (EMR)

Câu 5: Đâu không phải một nhiệm vụ của WTO?

  • A. Giải quyết các tranh chấp thương mại; giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia.
  • B. Thúc đẩy việc thực hiện những hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO.
  • C. Hỗ trợ các quốc gia thành viên xây dựng dự toán ngân sách hằng năm.
  • D. Tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương.

Câu 6: Trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, năng lượng tái tạo chiếm bao nhiêu %?

  • A. 5.3%
  • B. 31.2%
  • C. 24.7%
  • D. 0.5%

Câu 7: AIMF có trụ sở chính tại:

  • A. Bắc Kinh (Trung Quốc)
  • B. Washington (Hoa Kỳ)
  • C. New York (Hoa Kỳ)
  • D. London (Anh)

Câu 8: Đâu không phải một nhiệm vụ của UN?

  • A. Bảo vệ quyền con người.
  • B. Cung cấp viện trợ nhân đạo.
  • C. Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.
  • D. Hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu.

Câu 9: Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế là

  • A. tăng cường sự hợp tác quốc tế nhiều mặt.
  • B. đẩy nhanh đầu tư, làm sản xuất phát triển.
  • C. gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo.
  • D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Câu 10: Hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng tự do hơn thông qua việc:

  • A. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan.
  • B. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử.
  • C. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử, tăng cường sự quản lí của nhà nước và của các tổ chức kinh tế toàn cầu.
  • D. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử, tăng cường sự quản lí của nhà nước.

Câu 11: Nhân tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là:

  • A. năng lượng.
  • B. nguồn vốn.
  • C. nguồn nước.
  • D. thị trường.

Câu 12: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (The International Monetary Fund – IMF) được thành lập vào:

  • A. 01/2000
  • B. 06/1980
  • C. 12/1945
  • D. 07/1994

Câu 13: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là kiểu liên kết nào?

  • A. Liên kết liên khu vực.
  • B. Liên kết xuyên đại dương.
  • C. Liên kết khu vực.
  • D. Liên kết tam giác phát triển.

Câu 14: Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX liên quan đến vấn đề nào sau đây?

  • A. Xung đột tộc người.
  • B. Tranh giành đất đai.
  • C. Thiếu nguồn nước.
  • D. An ninh năng lượng.

Câu 15: Biểu hiện nào sau đây không đúng về toàn cầu hoá kinh tế?

  • A. Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia.
  • B. Thương mại thế giới phát triển.
  • C. Giảm thiểu và tự do hoá các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu.
  • D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về các giải pháp để giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu?

  • A. Các nước lớn cần đẩy mạnh tăng gia sản xuất nông nghiệp, sản xuất ồ ạt góp phần đắc lực trong việc hỗ trợ các nước mất an ninh lương thực.
  • B. Các nước chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bằng nhiều biện pháp như phát triển sản xuất lương thực, bình ổn giá lương thực, chính sách thương mại ưu tiên nhóm hàng lương thực – thực phẩm,...
  • C. Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Chương trình Lương thực thế giới trong sản xuất và phân phối lương thực toàn cầu.
  • D. Khẩn cấp cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho những vùng có nguy cơ cao nhất.

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng về APEC?

  • A. APEC nhằm mục đích thiết lập thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu thô bên ngoài châu Âu.
  • B. APEC là một diễn đàn liên chính phủ dành cho 21 nền kinh tế thành viên ở Vành đai Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy thương mại tự do trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
  • C. Có trụ sở chính tại Singapore, APEC được công nhận là một trong những khối đa phương cấp cao nhất, diễn đàn lâu đời nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.
  • D. Để tiếp nối thành công của hàng loạt cuộc cải cách ở các nước châu Á vào giữa những năm 1980, APEC được thành lập vào năm 1989, nhằm đáp ứng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và sự ra đời của các khối thương mại khu vực ở các nơi khác trên thế giới.

Câu 18: Đâu không phải là khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói?

  • A. Nam Á.
  • B. Trung Phi.
  • C. Đông Phi.
  • D. Đông Á.

Câu 19: Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới khôngphải về:

  • A. kinh tế.
  • B. khoa học.
  • C. văn hoá.
  • D. chính trị.

Câu 20: Đâu là một biểu hiện về thương mại thế giới của toàn cầu hoá kinh tế?

  • A. Thương mại thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • B. Tốc độ tăng trưởng của thương mại tăng nhanh và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
  • C. Tốc độ tăng trưởng của thương mại tăng chậm và luôn chậm hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
  • D. Thương mại thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các vấn đề văn hoá – xã hội ở mỗi quốc gia.

Câu 21: Điểm nào sau đây không thể hiện mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế?

  • A. Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học, công nghệ.
  • B. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
  • C. Tăng cường sự hợp tác về kinh tế, văn hoá giữa các nước.
  • D. Làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo trên thế giới.

Câu 22: Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?

  • A. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
  • B. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa.
  • C. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất.
  • D. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.

Câu 23: Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở quốc gia nào sau đây?

  • A. Hoa Kỳ.
  • B. Liên bang Nga.
  • C. Anh.
  • D. Trung Quốc.

Câu 24: Các nước đang phát triển phân biệt với các nước phát triển bởi một trong những tiêu chí là

  • A. chỉ số chất lượng cuộc sống (HDI) cao.
  • B. dịch vụ có tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
  • C. GNI bình quân đầu người thấp hơn nhiều.
  • D. tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm thấp.

Câu 25: Cơ quan Năng lượng Quốc tế viết tắt là

  • A. WTO.
  • B. IEA.
  • C. WB.
  • D. IMF.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác