Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập chương 3: Đặc điểm thổ nhường và sinh vật Việt Nam (P1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập Chương 3: Đặc điểm thổ nhường và sinh vật Việt Nam - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

 

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới.
  • B. Sự đa dạng sinh vật nước ta một phần được thể hiện ở sự đa dạng của các hệ sinh thái phân bố rộng khắp trên cả nước.
  • C. Sinh vật ở nước ta hầu hết đều quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.
  • D. Mỗi loài sinh vật ở nước ta có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền.

Câu 2: Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái tự nhiên trên cạn?

  • A. Rừng nhiệt đới gió mùa.
  • B. Rừng ngập mặn, cỏ biển.
  • C. Rạn san hô, rừng ôn đới.
  • D. Đồng ruộng, rừng trồng.

Câu 3: Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước của nước ta bị suy giảm đáng kể về:

  • A. Diện tích, số lượng và chất lượng
  • B. Diện tích, số lượng, chất lượng và vai trò đối với con người
  • C. Diện tích và số lượng
  • D. Diện tích

Câu 4: Ở những nơi đất có độ dốc nhỏ có thể trồng kết hợp những cây nào sau đây?

  • A. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lúa nước.
  • B. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lương thực.
  • C. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và cây lương thực.
  • D. Cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.

Câu 5: Sự suy giảm các hệ sinh thái đã làm giảm số lượng loài, số lượng cá thể, từ đó làm:

  • A. Gia tăng các nguồn gen quý hiếm trong tự nhiên
  • B. Gia tăng giá thành của các nguồn gen trong tự nhiên.
  • C. Suy giảm giá thành của các nguồn gen trong tự nhiên.
  • D. Suy giảm các nguồn gen quý hiếm trong tự nhiên

Câu 6: Nhóm đất feralit chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên của nước ta?

  • A. 65%
  • B. 45%
  • C. 25%
  • D. 15%

Câu 7: Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn ở nước ta, hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn diện tích. Đâu không phải một hệ sinh thái rừng kiểu này ở nước ta?

  • A. Rừng kín thường xanh
  • B. Rừng lá kim
  • C. Rừng tre nứa
  • D. Rừng thưa

Câu 8: Năm 2021, diện tích rừng của nước ta là bao nhiêu?

  • A. 21.1 triệu ha
  • B. 42.7 triệu ha
  • C. 7.2 triệu ha
  • D. 14.8 triệu ha

Câu 9: Ở miền núi, lượng mưa lớn gây ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Sạt lở, cháy rừng.
  • B. Xói mòn, rửa trôi.
  • C. Hạn hán, bóc mòn
  • D. Xâm thực, bồi tụ.

Câu 10: Phần đất màu nâu đậm là loại đất gì?

 Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập chương 3: Đặc điểm thổ nhường và sinh vật Việt Nam (P1)

  • A. Đất feralit trên đá vôi
  • B. Đất feralit trên các loại đá khác
  • C. Đất feralit trên đá badan
  • D. Các loại đất mùn núi cao

Câu 11: Ở nước ta không có luồng sinh vật di cư từ khu vực/quốc gia nào tới?

  • A. Từ dãy núi Hi-ma-lay-a.
  • B. Liên Bang Nga, Tây Âu.
  • C. Trung Quốc, Mi-an-ma.
  • D. Ma-lai-xi-a và Ấn Độ.

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng đúng?

  • A. Sự phát triển của nhiều loại hệ sinh thái tự nhiên đã tạo nên hệ sinh thái nhân tạo, điển hình là hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ.
  • B. Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng, chiếm dần diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên.
  • C. Hệ sinh thái nước ngọt có ở sông, suối, ao, hồ, đầm,...
  • D. Ngoài các hệ sinh thái tự nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của con người đã hình thành nên các hệ sinh thái nông nghiệp.

Câu 13: Các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von là do

  • A. nền nhiệt độ cao.
  • B. bị phong hóa ít.
  • C. bị rửa trôi mạnh.
  • D. thảm thực vật ít.

Câu 14: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Ở đồng bằng sông Cửu Long và các ô trũng ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa có một phần diện tích bị nhiễm phèn
  • B. Ở rìa đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ chủ yếu đất xám trên phù sa cổ
  • C. Duyên hải miền Trung có đất cát ven biển.
  • D. Ở các khu vực ven biển có đất mặn.

Câu 15:

Đây là hình ảnh:Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập chương 3: Đặc điểm thổ nhường và sinh vật Việt Nam (P1)

  • A. Cánh đồng lúa gạo trên đất phù sa
  • B. Cánh đồng ngô trên đất phù sa
  • C. Đồng cỏ cao nguyên trên đất feralit
  • D. Cánh đồng lúa mì trên đất feralit

Câu 16: Các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von là do

  • A. nền nhiệt độ cao.
  • B. bị rửa trôi mạnh.
  • C. thảm thực vật ít.
  • D. bị phong hóa ít.

Câu 17: Ở nước ta, đất feralit hình thành trên đá vôi không phổ biến ở khu vực nào sau đây?

  • A. Đông Bắc.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Tây Bắc.

Câu 18: Đâu không phải một loại đất phù sa?

  • A. Đất mùn núi cao
  • B. Đất cát ven biển
  • C. Đất xám trên phù sa cổ
  • D. Đất mặn

Câu 19: Xem bản đồ dưới đây. Vượn phân bố tập trung ở khu vực nào?

 Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập chương 3: Đặc điểm thổ nhường và sinh vật Việt Nam (P1)

  • A. Đồng bằng sông Hồng
  • B. Đông Bắc
  • C. Bắc Trung Bộ
  • D. Tây Bắc

Câu 20: Quá trình feralit là:

  • A. Quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta
  • B. Quá trình cải tiến đất feralit
  • C. Quá trình biến đổi đất feralit thành đất phù sa
  • D. Quá trình biến đổi đất phù sa thành đất feralit

Câu 21: Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

  • A. Ven sông Tiền.
  • B. Vùng ven biển.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Tây Nam Bộ.

Câu 22: Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, hệ sinh thái nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất?

  • A. Rừng kín thường xanh.
  • B. Rừng ôn đới trên núi.
  • C. Rừng nhiệt đới gió mùa.
  • D. Rừng tre nứa, trảng cỏ.

Câu 23: Đất mùn núi cao được dùng vào mục đích nào dưới đây?

  • A. Trồng cây ăn quả.
  • B. Trồng cây công nghiệp.
  • C. Trồng rau quả ôn đới.
  • D. Trồng rừng đầu nguồn.

Câu 24: Đất phèn có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Nhiều cát biển, phù sa tơi xốp.
  • B. Có màu nâu, tơi xốp và ít chưa.
  • C. Giàu dinh dưỡng, nghèo mùn.
  • D. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.

Câu 25: Nước ta có mấy nhóm đất chính?

  • A. 2 nhóm.
  • B. 3 nhóm.
  • C. 4 nhóm.
  • D. 5 nhóm.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác