Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 cánh diều kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hành vi nghiêm trang khi chào cờ là

  • A. Đội mũ.
  • B. Nói chuyện.
  • C. Đứng nghiêm.
  • D. Không nhìn cờ. 

Câu 2: Ngày, tháng, năm sinh của Bác Hồ là?

  • A. 19/5/1890.
  • B. 19/5/1980.
  • C. 20/1/1890.
  • D. 01/2/1890.

Câu 3: Em nhìn thấy một người lạ trèo tường vào nhà hàng xóm. Em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ, không phải chuyện của mình nên không cần quan tâm.
  • B. Đứng xem người lạ trèo tường vào nhà hàng xóm.
  • C. Hô to để người hàng xóm cũng như những người xung quanh biết.
  • D. Một mình đuổi người lạ, không cho trèo tường vào nhà hàng xóm.

Câu 4: Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam nói về trồng trọt dưới đây là?

  • A. Vịnh Hạ Long.
  • B. Ruộng bậc thang.
  • C. Đại nội kinh thành Huế.
  • D. Chùa Một Cột.  

Câu 5: Gấp quần áo và chăn màn của mình sau khi thức dậy là việc làm của ai?

  • A. Của bản thân em.
  • B. Của bố mẹ.
  • C. Của anh chị.
  • D. Của ông bà.

Câu 6: Em rủ Minh tham gia Liên hoan văn nghệ thiếu nhi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”. Minh từ chối vì cho rằng, đó không phải là việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu Tổ quốc. Trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

  • A. Không tham gia Liên hoan văn nghệ thiếu nhi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” nữa vì cảm thấy Minh nói đúng.
  • B. Khuyên Minh nên tham gia vì sẽ được biểu diễn và xem nhiều tiết mục văn nghệ hay, thú vị; là một cách học tập và thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
  • C. Khuyên Minh nên tham gia vì tham gia là một cách thể hiện sự quý trọng thành quả lao động, tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc.
  • D. Không tham gia nữa vì cảm thấy Minh nói đúng.

Câu 7: Biểu hiện của việc biết chia buồn với bạn khi gia đình có người mất là?

  • A. Đến an ủi, động viên bạn.
  • B. Đến phá đám.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 8: Lan và Mai không muốn chơi với bạn Thuý ở cùng xóm khiến Thuý rất buồn. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ làm gì?

  • A. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ chơi với Thuý để bạn không còn buồn và không chơi với Lan và Mai nữa.
  • B. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ khuyên các bạn nên rủ cả Thuý chơi cùng vì hàng xóm cần đoàn kết và quan tâm lẫn nhau.
  • C. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ hùa theo hai bạn không chơi với Thuý.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của em.

Câu 9: Thấy trời mưa Q chạy sang nhà bác hàng xóm cất hết quần áo. Việc làm đó thể hiện?

  •  A. Q là người biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm.
  •  B. Q là người biết điều.
  •  C. Q là người tử tế.
  •  D. Q là người tốt bụng.

Câu 10: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Hứa để mọi người vui, còn thực hiện hay không là chuyện khác.
  • B. Giữ lời hứa là thể hiện sự tự ti và không tôn trọng người khác.
  • C. Chỉ cần giữ lời hứa với bạn bè, những người từng giúp mình.
  • D. Việc gì mà không thực hiện được thì không nên hứa.

Câu 11: Việc làm để bảo vệ thiên nhiên là?

  • A. Vứt rác trên bờ biển.
  • B. Chặt cây lấy gỗ.
  • C. Dọn dẹp vệ sinh khu di tích lịch sử.
  • D. Khắc tên mình lên các khu di tích.

Câu 12: Em không đồng tình ý kiến nào dưới đây?

  • A. Chỉ quan tâm, giúp đỡ những người hàng xóm đã từng giúp mình.
  • B. Trẻ em cũng cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
  • C. Giúp đỡ một người hàng xóm đang gặp khó khăn.
  • D. Hỏi thăm, động viên bác hàng xóm khi bác có chuyện buồn.

Câu 13: Tuấn rất thích nấu ăn và mong muốn sau này trở thành một đầu bếp tài giỏi. Nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy nên bạn đã nấu được một số món ngon cho cả nhà.

Bạn Tuấn đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Tuấn phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Tuấn được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
  • C. Tuấn nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
  • D. Tuấn đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 14:  An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?

  • A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
  • B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
  • C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
  • D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.

Câu 15: Em và các bạn hàng xóm đang chơi đùa thì thấy em bé hàng xóm bị ngã. Em sẽ làm gì?

  • A. Chạy lại đỡ em bé hàng xóm, dỗ dành em bé và rủ em lại chơi cùng với nhóm bạn của mình.
  • B. Cười đùa, chỉ trỏ khi thấy em bé hàng xóm bị ngã.
  • C. Không quan tâm đến em bé hàng xóm, tiếp tục chơi với các bạn.
  • D. Cùng đám bạn chạy ra trêu chọc em bé hàng xóm.

Câu 16:  Em không đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây?

  • A. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè.
  • B. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.
  • C. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài.
  • D. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.

Câu 17: Biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ hàng xóm là?

  • A. Chào hỏi hàng xóm.
  • B. Không quan tâm đến hàng xóm.
  • C. Nói xấu hàng xóm.
  • D. Chê bai hàng xóm.

Câu 18: Biểu hiện của việc giữ lời hứa là?

  • A. Đi học đúng giờ.
  • B. Làm bài tập trước khi đến lớp.
  • C. Không chép tài liệu khi kiểm tra.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 19: Minh rủ các bạn tham gia cuộc thi “Tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam”. Ngọc lại khuyên các bạn không nên tham gia vì mất thời gian. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; là một cách học tập thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
  • B. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; là một cách để rèn luyện sức khoẻ, thể chất và tinh thần.
  • C. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; đồng thời tham gia sẽ được cô giáo cộng điểm học tập trên lớp.
  • D. Hùa theo Ngọc khuyên các bạn khác không nên tham gia vì mất thời gian.

Câu 20: Bác Hồ sinh ra tại đâu?

  • A. Nghệ An.
  • B. Hà Tĩnh.
  • C. Quảng Trị.
  • D. Hà Nội.

Câu 21: Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam nói về Triều đình Nguyễn dưới đây là?

  • A. Vịnh Hạ Long.
  • B. Ruộng bậc thang.
  • C. Đại nội kinh thành Huế.
  • D. Chùa Một Cột. 

Câu 22: Câu ca dao nào thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?

  • A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • C. Láng giềng hàng xóm thân quen/ Nhớ câu tắt lửa tối đèn có nhau.
  • D. Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Câu 23: Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam nói về biển cả dưới đây là?

  • A. Vịnh Hạ Long.
  • B. Ruộng bậc thang.
  • C. Đại nội kinh thành Huế.
  • D. Chùa Một Cột. 

Câu 24: Biểu hiện của việc không giữ lời hứa là?

  • A. Hứa xuông, lần sau lại vi phạm nội quy.
  • B. Hứa nhưng không thực hiện.
  • C. Hứa nhưng giả vờ quên.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 25: Việc làm nào sau đây không thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên của quê hương, đất nước?

  • A. Tham gia trồng và chăm sóc, bảo vệ cây ở hai bên đường làng, ngõ xóm.
  • B. Trèo cây, bẻ cành, hái hoa nơi công cộng.
  • C. Bảo vệ động vật hoang dã.
  • D. Làm tốt các công việc trong gia đình.

Câu 26:  Em không tán thành ý kiến nào dưới đây để thể hiện tình yêu Tổ quốc? 

  • A. Yêu gia đình mình là đủ.
  • B. Tìm hiểu lịch sử đất nước.
  • C. Tự hào là người Việt Nam.
  • D. Học tập tốt.

Câu 27: Biểu hiện thể hiện sự không quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng thể hiện qua câu văn nào dưới đây?

  • A. Giúp đỡ trẻ nhỏ lên thang máy.
  • B. Tổ chức nhạc ồn ào.
  • C. Ngoan ngoãn, lễ phép khi gặp người lớn tuổi.
  • D. Khuyên các em không chơi ngoài trời nắng.

Câu 28: Hành động nào dưới đây thể hiện sự không quan tâm đến hàng xóm, láng giềng?

  • A. Cất quần áo giúp cô Lan khi trời sắp mưa.
  • B. Bấm hộ thang máy giúp em nhỏ.
  • C. Tưới cây giúp bác Hoa.
  • D. Làm ồn trong giờ nghỉ trưa của hàng xóm.

Câu 29:  Đâu là hành động nên làm trong các câu văn dưới đây?

  • A. Nhìn thấy bạn ngã đứng cười trêu.
  • B. Vứt ra không đúng vị trí.
  • C. Tặng đồ dùng học tập cho bạn có gia đình khó khăn.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 30: Việc làm để bảo vệ thiên nhiên là?

  • A. Vứt rác trên bờ biển.
  • B. Chặt cây lấy gỗ.
  • C. Dọn dẹp vệ sinh khu di tích lịch sử.
  • D. Khắc tên mình lên các khu di tích.

Câu 31: Quốc kì của Việt Nam gồm mấy màu?

  • A. Một màu.
  • B. Hai màu.
  • C. Ba màu.
  • D. Bốn màu.

Câu 32: Em không đồng tình với ý kiến nào?

  • A. Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện tình yêu Tổ quốc.
  • B. Giữ gìn vẻ đẹp quê hương là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
  • C. Trò chơi dân gian không hấp dẫn.
  • D. Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 33:  Bài hát Quốc ca Việt Nam còn có tên gọi là?

  • A. Tiến quân Ca.
  • B. Hành khúc Việt Nam.
  • C. Chào Việt Nam.
  • D. Việt Nam chúng ta đi.

Câu 34: Biểu hiện cho thấy Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ?

  • A. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
  • B. Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng được nâng cao.
  • C. Ngành công nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất các ngành kinh tế quốc dân.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 35: “Đèn nhà ai, nhà nấy rạng” nói về?

  • A. Sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
  • B. Không quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
  • C. Không sống hòa đồng với mọi người.
  • D. Sự sẻ chia với niềm vui, nỗi buồn của hàng xóm.

Câu 36: Câu văn nào miêu tả tư thế nghiêm trang khi chào cờ?

  • A. Đội mũ khi chào cờ
  • B. Đội mũ và nói chuyện
  • C. Mắt nhìn thẳng không hát quốc ca
  • D. Đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng, tay chào ngay ngắn trước chán

Câu 37:  Hành động nào dưới đây thể hiện sự không quan tâm đến hàng xóm, láng giềng?

  • A. Cất quần áo giúp cô Lan khi trời sắp mưa.
  • B. Bấm hộ thang máy giúp em nhỏ.
  • C. Tưới cây giúp bác Hoa.
  • D. Làm ồn trong giờ nghỉ trưa của hàng xóm.

Câu 38: Việc làm nào trong bức tranh dưới đây thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng khi bước sang năm mới?

  • A. Chúc Tết bác hàng xóm.
  • B. Thăm hỏi sức khoẻ ông hàng xóm.
  • C. Chào hỏi lễ phép khi gặp bác hàng xóm.
  • D. Biếu rau cho cô hàng xóm.

Câu 39: Câu văn nào dưới đây không thể hiện sự yêu quý, bảo vệ thiên nhiên?

  • A. Trồng nhiều cây xanh cho quê hương, bảo vệ môi trường
  • B. Dọn vệ sinh sạch sẽ ở gốc cây xanh
  • C. Dọn dẹp rác ở lòng sông
  • D. Viết tên lên di tích lịch sử

Câu 40: Câu văn nào dưới đây thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử văn hoá nước ta?

  • A. Tự hào về di tích lịch sử
  • B. Khen ngợi về các lễ hội và mong muốn được tham dự
  • C. Cả hai đáp án trên
  • D. Không có đáp án nào.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác