Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều bài 4 Học tập, tự giác, tích cực (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 4 Học tập, tự giác, tích cực. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 

Câu 1: Tự giác, tích cực trong học tập mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Chúng ta luôn phải chịu thiệt thòi.
  • B. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • C. Bị mọi người xa lánh.
  • D. Giúp chúng ta đạt được mọi mục đích.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

  • A. Chỉ những người nghèo mới cần tự giác.
  • B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
  • C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
  • D. Tích cực trong công việc thường phải chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 3: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

  • A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.
  • B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
  • C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ trong học tập.
  • D. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc.

Câu 4: Là một học sinh, chúng ta cần có biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính tự giác, tích cực?

  • A. Thường xuyên đi học muộn.
  • B. Chủ động lập thời gian biểu.
  • C. Dễ dàng bỏ cuộc khi gặp vấn đề khó.
  • D. Lười làm bài tập về nhà.

Câu 5: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

  • A. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
  • B. Lười làm bài tập về nhà.
  • C. Dành thời gian cho những trò vô bổ.
  • D. Không có mục đích sống.

Câu 6: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập?

  • A. Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
  • B. Không ngừng tiến bộ trong học tập.
  • C. Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.
  • D. Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

Câu 7: Phương án nào dưới đây không thuộc biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

  • A. Chủ động lập kế hoạch học tập.
  • B. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
  • C. Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
  • D. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ.

Câu 8: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

  1. A. Chỉ những người nghèo mới cần tự giác.
  2. B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
  3. C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
  4. D. Tích cực trong công việc thường phải chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 9: Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà V thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện V là người

  • A. tự giác, tích cực trong học tập.
  • B. thiếu tự giác, tích cực.
  • C. luôn tự tin trong cuộc sống.
  • D. thiếu kĩ năng học tập.

Câu 10: Khi bài tập về nhà có một bài toán khó, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

  • A. Lên mạng tìm đáp án để chép vào vở cho có.
  • B. Hỏi bạn bè xem ai đã làm thì mượn vở chép.
  • C. Bỏ qua để chờ ngày hôm sau cô giáo chữa bài rồi chép vào vở.
  • D. Ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán.

Câu 11: Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là:

  • A. Chăm chỉ.
  • B. Lười biếng.
  • C. Ngoan ngoãn.
  • D. Hạnh phúc.

Câu 12: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

  • A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.
  • B. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
  • C. Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.
  • D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua.

Câu 13: Học tập tự giác, tích cực, giúp ta

  • A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.
  • B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.
  • C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.
  • D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.

Câu 14: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?

  • A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
  • B. Học trước chơi sau.
  • C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
  • D. Chơi điện tử trong giờ học.

Câu 15: Học tập tự giác, tích cực là:

  • A. Chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
  • B. Chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
  • C. Tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.
  • D. Chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.

Câu 16: Em đồng tình với trường hợp nào?

  • A. H thường xuyên rủ bạn cùng chau trốn học đi tụ tập với các bạn trường khác.
  • B. Kỳ thi sắp tới, K dành nhiều thời gian để học và ôn bài hơn trước.
  • C. L thường xuyên ngủ gật trong lớp do thức khuya đọc truyện.
  • D. T thường xuyên nghỉ học thêm môn toán để tham gia lớp vẽ.

Câu 17:  Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, chúng ta cần phải làm việc nào dưới đây?

  • A. Đi chơi thường xuyên.
  • B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.
  • C. Lập kế hoạch thực hiện rõ ràng.
  • D. Trốn học đi quán net.

Câu 18: Tự giác học tập là:

  • A. Hỏi bài cô khi chưa hiểu.
  • B. Chỉ học ở lớp.
  • C. Chỉ quan tâm bản thân.
  • D. Tham gia các buổi đi chơi.

Câu 19: Kì thi gần đến, dù M chưa ôn bài nhưng vẫn cắm cúi chơi game. Nếu em là bạn M, em sẽ làm gì?

  • A. Không quan tâm.
  • B. Khuyên M học cùng mình.
  • C. Chơi game cùng M.
  • D. Rủ M đi ra ngoài chơi.

Câu 20:  Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực?

  • A. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.
  • B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
  • C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
  • D. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác