Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều bài 3 Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 3 Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Quan tâm là gì? 

  • A. Là thường xuyên để ý tiểu tiết.
  • B. Là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
  • C. Là thường xuyên lo lắng đến vấn đề của người khác.
  • D. Là chỉ chú ý đến bản thân mình. 

Câu 2: Đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Cảm thông.
  • B. Chia sẻ.
  • C. Cảm mến.
  • D. Đồng điệu. 

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

  • A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
  • B. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
  • C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
  • D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi

Câu 4: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?

  • A. Lá lành đùm lá rách.
  • B. Ăn không ngồi rồi.
  • C. Uống nước nhớ nguồn.
  • D. Ở hiền gặp lành

Câu 5: Cảm thông được hiểu là như thế nào?

  • A. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.
  • B. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.
  • C. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
  • D. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết

Câu 6: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

  • A. Khích lệ người khác biết quan tâm và chia sẻ.
  • B. Phê phán thói thờ ơ, ích kỷ với những khó khăn của người khác.
  • C. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
  • D. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác. 

Câu 7: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

  • A. Chỉ những người giàu có mới biết chia sẻ.
  • B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.
  • C. Chia sẻ là cho hết những gì mà bản thân có.
  • D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.

Câu 8: Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Chia sẻ.
  • B. Cảm thông.
  • C. Đồng cảm.
  • D. Thấu hiểu. 

Câu 9:  Gia đình Q có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ Q phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của Q bị ốm nên Q thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của Q em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

  •  A. Khuyên Q nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.
  • B. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.
  • C. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ Q.
  • D. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh Q. 

Câu 10: Hoàn cảnh gia đình P rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. P tâm sự với em và muốn em không nói với ai. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Cứ hứa trước mặt P, sau đó đi nói với các bạn trong lớp.
  • B. Phớt lờ, không quan tâm và không chơi với P nữa.
  • C. An ủi, động viên bạn P cố gắng tập trung vào việc học.
  • D. Kể lại chuyện gia đình P cho các bạn khác để cùng tẩy chay P. 

Câu 11: Trên đường đi hoc, P và Q thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. P đề nghị Q cùng với mình dẫn em bé đến đồn công an, nhờ các chú công an giúp em ấy tìm về với bố mẹ. Q phản đối và nói rằng: “Sẽ có người khác giúp đỡ em ấy, còn mình phải đến trường cho kịp giờ học”. Trong trường hợp này, bạn học sinh nào đã biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác?

  • A. Bạn P.
  • B. Bạn Q.
  • C. Cả 2 bạn P và Q.
  • D. Không có bạn nào. 

Câu 12: Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau ?

  • A. Giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.  
  • B. Giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.  
  • C. Gia đình êm ấm, hạnh phúc; đất nước sẽ phồn vinh và thịnh vượng hơn; xã hội văn mình, tốt đẹp. 
  • D.  Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Những hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?

  • A. Giúp bạn nói dối bố mẹ để cùng đi chơi điện tử. 
  • B. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra. 
  • C. Nấu cơm, dọn dẹp nhà của giúp cha mẹ. 
  • D. Xua đuổi người ăn xin.

Câu 14: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

  • A. Quyên góp từ thiện.
  • B. Giúp đỡ bạn bè học tập.
  • C. Yêu thương bố mẹ.
  • D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.

Câu 15: Hoạt động “Áo ấm cho em”xuất phát từ:

  • A. Sự yêu nước, đoàn kết và dũng cảm. 
  • B. Tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo.
  • C. Tinh thần dũng cảm, bất khuất, kiên cường.  
  • D. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. 

Câu 16: Trong các tình huống sau, hành động nào thể hiện là người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

  • A. Anh Tuấn thường sống gần gũi với mọi người trong khu dân cư.  
  • B. Thấy ông lão ăn xin quần áo rách rưới ngồi trước cửa, Nga liền ra đuổi đi vì sợ ông làm bẩn cửa nhà mình.  
  • C. Do tật nói ngọng, Cúc bị bạn bè trong lớp chế nhạo, xa lánh. 
  • D. Đi học về, em trai của Hiến luôn tranh giành xem ti vi với anh trai mình. 

Câu 17: Ý nào không biểu hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?

  • A. Luôn quan tâm đến bạn bè, chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn.
  • B. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm đến bạn bè.
  • C. Chia sẻ những khó khăn về vật chất với những người gặp khó khăn.
  • D. Nói xấu sau lưng bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

Câu 18: Đối với bạn bè, mỗi học sinh cần có những hành động như thế nào để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

  • A. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn quên.
  • B. Đến thăm khi bạn ốm.
  • C. Tâm sự chia sẻ mỗi khi bạn có chuyện buồn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

  • A. Chị ngã em nâng.
  • B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
  • C. Nhường cơm, sẻ áo.
  • D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Câu 20:  Hành động nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?

  • A. Các em học sinh lớp 7H quyên góp tiền ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn.
  • B. Cô Minh mở cửa hàng miễn phí đồ ăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn. 
  • C. Bạn Nam luôn thờ ơ trước những nỗi buồn của bạn bè xung quanh. 
  • D. Bé Hoa phụ giúp bố mẹ nấu ăn. 
 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác