Soạn bài: Ẩn dụ

Ẩn dụ là một hình thái trong văn nói hay một cụm từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa. Giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học Tech12h xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn bài: Ẩn dụ

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I - ẨN DỤ LÀ GÌ?

1. Trong khổ thơ dưới đây, cụm từ Người Cha được dùng để chỉ ai?  Vì sao có thể ví như vậy?

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

                       (Minh Huệ)

Trong khổ thơ trên, Bác Hồ được ví như Người cha bởi tình cảm của Bác Hồ đối với các anh đội viên cũng giống như tình cảm của một người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ cảm nhận của mình về sự giống nhau ấy và thể hiện bằng hình ảnh ẩn dụ "Người Cha mái tóc bạc".

2. Cách nói này có gì giống và khác với phép so sánh?

Để một câu văn trở thành câu so sánh, chúng ta phải có 2 vế , đó là cái được so sánh và cái dùng để so sánh. Ví dụ:

Bác Hồ săn sóc những anh chiến sĩ như một Người cha già.

Vế 1 - Cái được so sánh ở trong câu là Bác Hồ

Vế 2 – Cái dùng để so sánh ở trong câu là Người Cha

Nhưng trong đoạn thơ trên chỉ xuất hiện vế 2 – cái dùng để so sánh (Người Cha) còn vế 1 lại bị ẩn đi (Bác Hồ)

Người ta còn nói "ẩn dụ là phép so sánh ngầm", tức là chỉ có cái dùng để so sánh còn cái so sánh thì ẩn đi. Để có thể sử dụng ẩn dụ, giống như so sánh, người viết cũng phải dựa trên mối liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc.

Ghi nhớ

Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

II - CÁC KIỂU ẨN DỤ

1. Các từ in đậm dưới đây được dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào? Vì sao có thể ví như vậy?

Về thăm nhà Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

(Nguyễn Đức Mậu)

Từ "thắp" chỉ việc dùng lửa châm vào một vật có khả năng bốc cháy.

"Lửa hồng" là hiện tượng về sự vật bị cháy mạnh.

=> Hàng cây râm bụt như những cái que có thể châm lửa để thắp thành lửa hồng ở hoa râm bụt.

Có thể ví như vậy bởi các sự vật này có thể liên hệ vì về mặt hình thức có tính tương đồng.

2. Cách dùng từ trong cụm từ in đậm dưới đây có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?

Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

(Nguyễn Tuân)

Cụm từ "nắng giòn tan" tạo một cảm giác đặc biệt.

Ta có thể nói "Bánh phồng tôm giòn tan" bởi đó là một vật ăn ngon dễ vỡ nát. Ở đây, nắng là sự vật không định hình, không khối lượng. Dùng những hình ảnh vốn được nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

3. Từ những ví dụ đã phân tích ở các phần I và II, hãy nêu lên một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ.
Có 4 kiểu ẩn dụ:

  • Ẩn dụ hình thức
  • Ẩn dụ cách thức
  • Ẩn dụ phẩm chất
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Ghi nhớ

bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:

- Ẩn dụ hình thức ;

- Ẩn dụ cách thức ;

- Ẩn dụ phẩm chất ;

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 69 sgk ngữ văn 6 tập 2

So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:

- Cách 1:

Bác Hồ mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

- Cách 2:

Bác Hồ như Người Cha

Đốt lửa cho anh nằm

- Cách 3:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

 

              (Minh Huệ)

Câu 2: Trang 70 sgk ngữ văn 6 tập 2

Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.

a)       Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

                       (Tục ngữ)

b)       Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

                        (Tục ngữ)

c)       Thuyền về có nhớ bến chăng?

     Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

                                     (Ca dao)

d)         Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

            Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.

                        (Viễn Phương)

Câu 3: Trang 70 sgk ngữ văn 6 tập 2

Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nên lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.

a)        Cha lại dắt con đi trên cát mịn

           Ánh nắng chảy đầy vai.

  (Hoàng Trung Thông) 

b)           Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

       Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa) 

d)          Em thấy cả trời sao

             Xuyên qua từng kẽ lá

             Em thấy cơn mưa rào

             Ướt tiếng cười của bố.

                     (Phan Thế Cải)

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Ẩn dụ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều