Soạn giáo án toán 6 cánh điều Hoạt động thực hành và trải nghiệm Chủ đề 3: sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 6 Hoạt động thực hành và trải nghiệm Chủ đề 3: sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
:…/…/…
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 3: Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt được các yêu cầu sau:
- Nhận biết được một số hình ảnh về sắp xếp thẳng hàng trong thực tiễn cuộc sống.
- Biết được ý nghĩa của việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thiên nhiên, nghệ thuật, kiến trúc.
2. Năng lực
Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số NL toán học như: NL tư duy và lập luận toán học; NL giải quyết vấn đề toán học; NL giao tiếp toán học
Năng lực riêng:
- Nhận biết được các vật được sắp xếp thẳng hàng; chỉ ra được các hình ảnh về sắp xếp thẳng hàng trong thực tiễn; giải thích được một số hiện tượng trong khoa học,…
- Trình bày cách thức để trồng các cây thẳng hàng, chôn các cọc thẳng hàng; sắp đội hình thẳng hàng và treo các vật thẳng hàng,….
- Chuyển đổi ngôn ngữ như các điểm thẳng hàng thành các phát biểu tương đương như: các điểm nằm trên một đường thẳng; các vị trí trên một sợi dây được kéo căng, các vị trí nằm trên tia sáng được chiếu từ đèn laze,….
3. Phẩm chất
Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SGK, SGV,...
- Một số cọc thẳng, dây (hoặc chiếu tia laze).
- Phần mềm trình chiếu về hình ảnh sắp xếp các vị trí thẳng hàng.
2. Đối với học sinh:
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Một số kiến thức toán học và kĩ năng liên quan đến chủ đề
a. Mục tiêu: HS nắm được một số kiếc thức và kĩ năng liên quan đến chủ đề
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu, làm rõ các kiến thức cần thiết được sử dụng trong chủ đề: kiến thức toán học về ba điểm thẳng hàng - GV hướng dẫn HS kĩ năng tìm kiếm thông tin và trình bày kết quả học tập. Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ + HS theo dõi, lắng nghe GV hướng dẫn Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS ghi nhớ kiến thức Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt kiến thức | I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ 1. Một số kiến thức toán học về ba điểm thẳng hàng Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thắng hàng. Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
2. Kĩ năng tìm kiếm thông tin và trình bày kết quả hoạt động học tập |
Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động học tập
2.1. Các hoạt động học tập cá nhân
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về các hình ảnh về sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong cuộc sống
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm học tập:Kết quả hoạt động của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu những hình ảnh về sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong cuộc sống cho HS quan sát. - Yêu cầu HS tìm kiến những hình ảnh về sắp xếp các vị trí thẳng hàng trong thực tiễn khác. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ý nghĩa và ứng dụng của việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thực tiễn + GV giải thích một số hiện tượng trong khoa học ví dụ về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực từ đó yêu cầu HS sưu tầm những hiện tượng trong khoa học được giải thích bằng việc vận dụng những hiểu biết về việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng. + GV chiếu cho HS quan sát các hình ảnh về việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng giữ vai trò quan trọng trong nghệ thuật, kiến trúc. Từ đó yêu cầu HS sưu tầm những hình ảnh về việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong nghệ thuật, kiến trúc. + GV giới thiệu cho HS ý nghĩa của việc sắp xếp thẳng hàng trong các hoat động hàng ngày như xếp hàng khi mua sắm, làm thủ tục ở sân bay,.... cho thấy ững dụng của toán học trong cuộc sống. Từ đó GV nhấn mạnh tính giáo dục như: rèn luyện thói quen tôn trọng việc xếp hàng trật tự nơi công cộng, đảm bảo tính công bằng trong cuộc sống. Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ + GV quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn. + HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện theo các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, kết luận | II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Các hoạt động học tập cá nhân Có nhiều hình ảnh về việc sắp xếp thẳng hàng trong cuộc sống. Ví dụ:
Hàng rào sắt
Trồng cây - Ý nghĩa và ứng dụng của việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thực tiễn. + Những hiểu biết về việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng góp phần giải thích một số hiện tượng trong khoa học. + Việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng giữ vai trò quan trọng trong nghệ thuật, kiến trúc. + Trong cuộc sống hàng ngày, việc xếp hàng khi mua sắm, thanh toán ở siêu thị, hoặc làm thủ tục lên máy bay ở sân bay,..... đảm bảo người đến trước sẽ được giải quyết trước, người đến sau được giải quyết sau. Do đó, đảm bảo tính công bằng cho mọi người. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Toán 6 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức