Soạn bài: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt (Trang 15 18 SGK)

Soạn văn 6 tập 1, soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 1 , để học tốt văn 6. Bài soạn này sẽ giúp các em nắm được tổng quan tác phẩm giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết

Soạn bài: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt (Trang 15 18 SGK)

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tóm tắt lí thuyết

  • Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, ình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
  • Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
  • Có 6 kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biệt đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.

2. Văn bản và mục đích giao tiếp

Gợi ý trà lời các câu hỏi:

a. Khi có một tư tưởng tình cảm, nguyện vọng cần biểu đạt cho một người hay ai đó biết thì em sẽ nói ra hoặc viết ra giấy.

b. Khi muốn biểu đạt tư tưởng tình cảm nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải nói có đầu có đuôi, rõ ràng và đầy đủ lí lẽ, nghĩa là phải tạo lập văn bản.

c.

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.  

  • Câu ca dao được sáng tác ra để khuyên nhủ con người cần giữ được ý chí của mình, dù bất kì hoàn cảnh nào cũng cần giữ vững lập trường. Chủ đề của văn bản là giữ chí cho bền và được được nêu ra ở câu trên.
  • Câu dưới giải thích rõ thêm, giữ chí cho bền nghĩa là không dao động khi người khác thay đổi chí hướng.

d. Lời phát biểu của thầy (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học cũng là văn bản vì nó là chuỗi lời, có chủ đề. Đây là văn bản nói.
đ. Bức thư là một văn bản viết, có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm đến người nhận thư.
e.Các thiếp mời, đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, câu đối đều là văn bản, vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định.
Một số văn bản khác: Đơn xin nghỉ phép, bài phát biểu của em trong lễ bế giảng, bài báo…

 3. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi:

 Với các tình huống giao tiếp, có thể lựa chọn kiểu văn bản với phương thức biểu đạt tương ứng như sau:

  • Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố: Văn bản hành chính - cong vụ (Viết đơn).
  • Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá: Văn bản tự sự hoặc thuyết minh.
  • Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu: Văn bản miêu tả.
  • Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội: Văn bản thuyết minh.
  • Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá: Văn bản nghị luận.
  • Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người: Văn bản nghị luận.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt "

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều