Tắt QC

Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 5)

Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 11 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì:

  • A. Dễ trồng và ít công chăm sóc.
  • B. Dễ nhân giống nhanh và nhiều.
  • C. Để tránh sâu bệnh gây hại.
  • D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 2:  Sinh sản hữu tính ở thực vật là:

  • A. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • B. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • D. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 3: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?

  • A. Phục chế những cây quý, hạ giá thanh cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
  • B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
  • C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
  • D. Dễ tạo ra nhiều biến dị đi truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.

Câu 4: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn giản nhất?

  • A. Nảy chồi. 
  • B. Trinh sinh.
  • C. Phân mảnh.
  • D. Phân đôi.

Câu 5: Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là

  • A. chuỗi phản xạ có điều kiện kế tiếp nhau.
  • B. chuỗi phản xạ không điều kiện kế tiếp nhau.
  • C. là 1 cung phản xạ riêng lẽ.
  • D. tùy thời điểm mà xác định có thể là chuỗi phản xạ có điều kiện hoặc không điều kiện.

Câu 6: Ý nào không phải là sinh sản vô tính ở động vật đa bào?

  • A. Trứng không thụ tinh (trinh sinh) phát triển thành cơ thể.
  • B. Bào tử phát triển thành cơ thể mới.
  • C. Mảnh vụn từ cơ thể phát triển thành cơ thể mới.
  • D. Chồi con sau khi được hình thành trên cơ thể mẹ sẽ được tách ra thành cơ thể mới.

Câu 7: Nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp tránh thai nào dưới đây?

  • A. Đình sản.
  • B. Đặt vòng.
  • C. Thuốc tránh thai.
  • D. Tính ngày rụng trứng.

Câu 8: Điện thế hoạt động xuất hiện khi tế bào thần kinh ở trạng thái

  • A. bị kích thích.
  • B. nghỉ ngơi.
  • C. không bị kích thích.
  • D. đang dãn ra.

Câu 9: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?

  • A. Phục chế những cây quý, hạ giá thanh cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
  • B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
  • C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
  • D. Dễ tạo ra nhiều biến dị đi truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.

Câu 10: Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?

  • A. Tính chuyển hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao. 
  • B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
  • C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây. 
  • D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.

Câu 11: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:

  • A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
  • B. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
  • C. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
  • D. Châu chấu, ếch, muỗi.

Câu 12: Sinh trưởng thứ cấp là quá trình lớn lên do sự phân chia của (A) làm cho cây lớn lên theo chiều (B). (A) và (B) lần lượt là:

  • A. Mô phân sinh; ngang.
  • B. Đỉnh sinh trưởng; cao.
  • C. Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ; ngang.
  • D. Tế bào mạch rây; cao.

Câu 13: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

  • A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
  • B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.
  • C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch. 
  • D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).

Câu 14: Trong truyền tin qua xinap, ti thể có vai trò

  • A. cung cấp năng lượng ATP.
  • B. truyền thông tin.      
  • C. nhận thông tin. 
  • D. truyền và nhận thông tin.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây thuộc dây thần kinh cảm giác?

  • A. Có tốc độ lan truyền xung rất nhanh.
  • B. Lan truyền xung theo cách nhảy cóc.
  • C. Là sợi thần kinh không có bao miêlin.
  • D. Lan truyền thông tin dưới dạng xung điện từ hệ thần kinh đến các cơ quan vận động.

Câu 16: Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?

  • A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
  • B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
  • C. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
  • D. Có khả năng thích nghỉ cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

Câu 17: Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì:

  • A. Không nhất thiết phải cần môi trường nước.
  • B. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường.
  • C. Đỡ tiêu tốn năng lượng.
  • D. Cho hiệu suất thụ tinh cao.

Câu 18: Khi tế bào bị kích thích thì điện thế nghỉ trên màng tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn

  • A. tái phân cực.
  • B. đảo cực.
  • C. mất phân cực. 
  • D. điện thế nghỉ.

Câu 19: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là: 

  • A. Hình thành nội nhũ cung cấp dinh dƣỡng cho phôi phát triển. 
  • B. Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử).
  • C. Hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội.
  • D. Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.

Câu 20: Phát triển ở ếch nhái là phát triển: 

  • A. Không qua biến thái.
  • B. Biến thái một phần 
  • C. Qua biến thái hoàn toàn.
  • D. Qua biến thái không hoàn toàn.

Câu 21: Ở nam giới khi cắt bỏ tinh hoàn dẫn đến giọng nói trong hơn, mất bản năng sinh dục. Nguyên nhân là: 

  • A. Thiếu tiroxin.
  • B. Thiếu testosteron.
  • C. Thiếu ơstrogen.
  • D. Thiếu hoocmon sinh trưởng.

Câu 22: Vì sao đối với động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng?

  • A. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm. 
  • B. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét. 
  • C. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
  • D. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.

Câu 23: Tinh tinh có khả năng xếp các thùng gỗ để lấy thức ăn treo trên cao. Đây là kết quả của hình thức học tập nào?

  • A. Quen nhờn.
  • B. In vết.
  • C. Điều kiện hóa.
  • D. Học khôn.

Câu 24: Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào? 

  • A. Diễn ra ngang bằng.
  • B. Diễn ra chậm hơn một chút. 
  • C. Diễn ra chậm hơn nhiều.
  • D. Diễn ra nhanh hơn. 

Câu 25: Trong các con đường truyền tin sau đây, con đường truyền tin nào phải qua xinap?

  • A. Tế bào thần kinh – tế bào cơ.
  • B. Tế bào cơ – tế bào cơ.
  • C. Trên đường cảm giác.
  • D. Trên đường vận động.

Câu 26: Trong nuôi cấy mô ở thực vật, muốn chồi mọc nhanh và khỏe, người ta xử lí tỉ lệ các phitohoocmon như sau:

  • A. Tỉ lệ xitokinin cao hơn auxin.
  • B. Tỉ lệ auxin cao hơn xitokinin.
  • C. Tỉ lệ xitokinin cao hơn axit abxixic.
  • D. Tỉ lệ axit abxixic cao hơn xitokinin.

Câu 27: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:

  • A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
  • B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.
  • C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
  • D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi. 

Câu 28: Sinh sản vô tính ở động vật dựa trên những hình thức phân bào nào?

  • A. Trực phân và giảm phân.
  • B. Giảm phân và nguyên phân.
  • C. Trực phân và nguyên phân.
  • D. Trực phân, giảm phân và nguyên phân.

Câu 29: Kiểu sinh sản nào thƣờng xen kẽ với kiểu sinh sản hữu tính: 

  • A. Phân đôi.
  • B. Nảy chồi.
  • C. Phân mảnh.
  • D. Trinh sinh.

Câu 30: Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng:

  • A. Gieo từ hạt.
  • B. Ghép cành. 
  • C. Chiết cành.
  • D. Giâm cành.

Câu 31: Cảm ứng của động vật là phản ứng lại các kích thích

  • A. của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  • B. của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  • C. định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  • D. vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

Câu 32: Nội dung nào sau đây sai?

  • A. Muốn ngọn mọc nhanh và ức chế phát triển của chồi bên, người ta xử lí tỉ lệ auxin cao hơn xitokinin và ngược lại.
  • B. Muốn kìm hãm sự chín của quả, người ta xử lí tỉ lệ auxin cao hơn etilen.     
  • C. Muốn hạt, củ kéo đài trạng thái ngủ nghỉ, con người xử lí hàm lượng giberelin cao hơn hàm lượng của axit abxixic.
  • D. Muốn cây lâu hóa già, con người xử lí hàm lượng xitokinin cao hơn axit abxixic.

Câu 33: Mục đích của việc nghiên cứu điện thế nghỉ là tìm hiểu 

  • A. sự biến đổi sinh lý của tế bào lúc co hay dãn.
  • B. sự biến đổi điện thế động.
  • C. chức năng của các tế bào thần kinh khi bị kích thích.
  • D. sự biến đổi tâm lý con người ở các giai đoạn khác nhau.

Câu 34: Thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo biện pháp nào?

  • A. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.
  • B. Thay đổi yếu tố môi trường.
  • C. Nuôi cấy phôi.
  • D. Thụ tinh nhân tạo.

Câu 35: Quang chu kì là:

  • A. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm. 
  • B. Thời gian chiếu sáng xen kế với bóng tối bằng nhau trong ngày. 
  • C. Thời gian chiếu sáng trong một ngày. 
  • D. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.

Câu 36: So với hệ thần kinh dạng lƣới thì hệ thần kinh dạng chuỗi hạch 

  • A. Không tiến hóa bằng.
  • B. Có nhiều nhược điểm hơn.
  • C. Có nhiều ưu điểm hơn.
  • D. Không có ưu điểm gì.

Câu 37: Hoocmon progesteron không có vai trò nào?

  • A. Làm niêm mạc dạ con dày thêm để chuẩn bị đón trứng.
  • B. Ức chế sự bài tiết LH.
  • C. Kích thích nang trứng phát triển và sự rụng trứng.
  • D. Ức chế sự co bóp dạ con.

Câu 38:  Phát triển ở thực vật là:

  • A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
  • B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
  • C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. 
  • D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

Câu 39: Chất trung gian hóa học phổ biến trong xinap của động vật là

  • A. axetylcolin.
  • B. endorphin.
  • C. dopamin.
  • D. serotonin.

Câu 40: Phản xạ có điều kiện ở người là

  • A. ăn cơm tiết nước bọt. 
  • B. nghe nói đến quả me là tiết nước bọt.
  • C. em bé co ngón tay lại khi bị kim châm.        
  • D. trời nóng đổ mồ hôi.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác