Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 1: Vì sao phải học lịch sử (P4)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 1: Vì sao phải học lịch sử thuộc sách kết nối tri thức và cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về:

  • A. Quá trình hình thành và phát triển của Trái đất.
  • B. Các thiên thể trong vũ trụ.
  • C.Quá trình hình thành và phát triển của loài người và xã hội loài người.
  • D. Sinh vật và động vật trên Trái đất.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử:

  • A. Học lịch sử để biết được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và dân tộc.
  • B. Học lịch sử để biết được quá trình tiến hóa của muôn loài.
  • C. Học lịch sử để biết được quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.
  • D. Học lịch sử để đúc kết bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại và xây dựng tương lai.

Câu 3: Sự kiện lịch sử có thể chia thành những loại:

  • A. Lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc, lịch sử loài người.
  • B. Lịch sử dòng họ, lịch sử làng xã, lịch sử thế giới.
  • C. Lịch sử thế giới, lịch sử quốc gia, lịch sử gia đình.
  • D. Lịch sử chính trị, lịch sử văn hóa xã hội, lịch sử văn minh nhân loại.

Câu 4: Những di tích, đồ vật,…của người cưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hat trên mặt đất được gọi là:

  • A. Tư liệu gốc.
  • B. Tư liệu hiện vật.
  • C. Tư liệu chữ viết.
  • D. Tư liệu truyền miệng.

Câu 5: Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là:

  • A. Tư liệu hiện vật.
  • B. Tư liệu chữ viết.
  • C. Tư liệu gốc.
  • D. Tư liệu truyền miệng.

Câu 6: Bia đá trong Văn Miếu Quốc tử giám thuộc loại hình tư liệu lịch sử nào?

  • A. Tư liệu truyền miệng.
  • B. Tư liệu hiện vật.
  • C. Tư liệu chữ viết.
  • D. Không được coi là một tư liệu.

Câu 7: Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu:

  • A. Tư liệu truyền miệng.
  • B. Tư liệu chữ viết.
  • C. Tư liệu hiện vật.
  • D. Không được coi là tư liệu lịch sử.

Câu 8: Để dựng lại lịch sử, các nhà sử học cần:

  • A. Có tư liệu lịch sử.
  • B. Có phòng thí nghiệm.
  • C. Tham gia các chuyến đi điền dã.
  • D. Tham gia vào các sự kiện.

Câu 9: Các nhà sử học làm công việc dưng lại lịch sử. Họ phải đi tìm các bằng chứng, tức là các tư liệu lịch sử. Công việc của các nhà sử học tương tự như:

  • A. Công an.
  • B. Thám tử.
  • C. Khảo cổ học.
  • D. Quan sát viên.

Câu 10: Đâu không phải là một nguồn tư liệu lịch sử:

  • A. Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long.
  • B. Lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định).
  • C. Truyền thuyết Thánh Gióng.
  • D. “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 11: Ý nào sau đây không nằm trong loại hình tư liệu truyền miệng?

  • A. Ca dao, dân ca.
  • B. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử.
  • C. Truyện dã sử.
  • D. Truyền thuyết.

Câu 12: Dương lịch được tính theo:

  • A. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
  • B. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất.
  • C. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời.
  • D. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.

Câu 13: Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sơ:

  • A. Sự lên xuống của thủy triều.
  • B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp.
  • C. Sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất và sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt trời.
  • D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao.

Câu 14: Đâu không phải là dụng cụ dùng đo thời gian của người xưa:

  • A. Đồng hồ cát.
  • B. La bàn.
  • B. Đồng hồ nước.
  • D. Đồng hồ mặt trời.

Câu 15: Tính thời gian theo âm lịch là cư dân:

  • A. Hy Lạp.
  • B. La mã.
  • C. Nhiều tộc người ở Châu Âu.
  • D. Lưỡng Hà.

Câu 16: Công lịch là loại lịch dung ở:

  • A. Châu Âu.
  • B. Châu Á.
  • C. Châu Mĩ.
  • D. Trên thế giới.

Câu 17: Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm:

  • A. Đức Phật ra đời.
  • B. Chúa Giê-su ra đời.
  • C. Chúa Giê-su qua đời.
  • D. Nguyệt thực toàn phần.

Câu 18: Thế giới cần một thứ lịch chung vì:

  • A. Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng.
  • B. Âm lịch và dương lịch đều là những bộ lịch chưa chính xác.
  • C. Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, đa số các quốc gia.
  • D. Các dân tộc có xu hướng liên kết với nhau.

Câu 19: Công lịch được dùng cho đến.

  • A. Hết thời cổ đại.
  • B. Hết thời cận đại.
  • C. Hết thời trung đại.
  • D. Cho đến ngày nay.

Câu 20: Trên tờ lich của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì:

  • A. Cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.
  • B. Ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song nhau.
  • C. Âm lịch theo phương Đông, dương lịch theo phương Tây.
  • D. Nước ta dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.

Câu 21: Năm đầu tiên của Công lịch là năm:

  • A. Thánh Ala ra đời.
  • B. Thần Brahma ra đời.
  • C. Phật Thích Ca ra đời.
  • D. Chúa Giê-su ra đời.

Câu 22: Tính thời gian theo lịch dương là cư dân:

  • A. Ai Cập.
  • B. La Mã.
  • C. Lưỡng Hà.
  • D. Trung Quốc.

Câu 23: Các dân tộc trên thế giới có mấy cách làm lịch chính:

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1.

Câu 24: Dựa vào cách tính thời gian trong lịch sử, cách tính nào sau đây là đúng:

  • A. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó cộng với năm hiện tại.
  • B. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại trừ đi năm đó.
  • C. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại cộng với năm đó.
  • D. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó trừ đi năm hiện tại.

Câu 25: Người hiện đại thuộc nhóm người:

  • A. Vượn cổ.
  • B. Người tối cổ.
  • C. Người tinh khôn.
  • D. Người thông minh.

Câu 26: Di cốt hóa thạch của Người tối cổ ở Đông Nam Á được tìm thấy tại:

  • A. A-ny-át (Mi-an-ma).
  • B. Lang Spi-an (Cam-pu-chia).
  • C. Koo-ta Tham-pan (Ma-lay-xi-a).
  • D. Sa-ra-wak (In-đô-nê-xi-a).

Câu 27: Di chỉ đồ đá của Người tối cổ ở Đông Nam Á được tìm thấy tại:

  • A. Pôn-a-đung (Mi-an-ma).
  • B. An Khê, Núi Đọ, Xuân Lộc (Việt Nam).
  • C. Gia-van (In-đô-nê-xi-a).
  • D. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam).

Câu 28: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là:

  • A. Chế tác công cụ lao động.
  • B. Biết cách tạo ra lửa.
  • C. Chế tác đồ gốm.
  • D. Chế tác đồ gỗ.

Câu 29: Năm 1978, các nhà khoa học cổ đã phát hiện tại La-e-tô-li của Tan-da-ni-a các dấu chân người để lại trên tro bụi của núi lửa, có niên đại khoảng 3,7 triệu năm tại:

  • A. Tây Á.
  • B. Bắc Mỹ.
  • C. Đông Phi.
  • D. Trung Âu. 

Câu 30: Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở:

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Mĩ.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Âu.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo