Giáo án giáo dục công dân 8: Bài Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tuần: 26 Tiết: 26 BÀI 18 : QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu được nội dung quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân và sự cần thiết của 2 quyền đó. - Học sinh biết được trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân khi khiếu nại, tố cáo, Trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại , tố cáo. 2. Kĩ năng: - HS biết phân biệt được sự khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo; - Biết cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo bảo vệ các quyền của mình. thực hiện quyền KN, TC có hiệu quả. 3. Thái độ: - HS tuân theo các quy định của PL trung thực trong quá trình thực hiện quyền KN, TC. HS biết dấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng so sánh và phân tích. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. III.CHUẨN BỊ : a. GV: Phiếu thảo luận, bảng phụ.Tranh ảnh. b. HS: Giấy thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (4') - Tài sản của nhà nước là gì?. Hãy kể tên một số tài sản nhà nước mà em biết?. - Hãy nêu những quy định của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của nhà nước?. 3. Dạy nội dung bài mới (35') HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Vợ chồng T và M sống cùng thôn với gia đình Hạnh. T lười lao động suốt ngày uống rượu. Cứ mỗi lần say rượu là T đánh đập vợ con, nhiều lần gia đình chị M phải đưa chị đi bệnh viện. Gia đình, họ hàng, làng xóm khuyên ngăn T không được. Hạnh rất bất bình và thắc mắc. Tại sao chính quyền địa phương không có biện pháp với T để bảo vệ chị M. Vậy để hiểu rõ hơn và giải đáp thắc mắc của chị Hạnh, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: nội dung quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân và sự cần thiết của 2 quyền đó. - Học sinh biết được trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân khi khiếu nại, tố cáo, Trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại , tố cáo. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Gv: Gọi Hs đọc phần ĐVĐ. ( hoặc cho HS đóng vai theo nội dung tình huống). Gv: Gọi HS đọc phần đặt vấn đề ở SGK. ( Gv gợi ý câu trả lời dưới dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cụ thể như sau: 1. Nếu nghi ngờ một địa điểm là nơi buôn bán, tiêm chích Ma tuý, thì em sẽ: a. Tránh xa. b. Báo cho các cơ quan chức năng dể họ theo dõi và xử lí. c. Báo cho những người nghiện Ma tuý biết để họ đến tiêm chích. 2. Nếu thấy người lấy cắp xe đạp của bạn An cùng lớp, em sẽ: a. Báo cho bạn An hoặc gia đình của bạn để lấy lại tài sản. b. Báo cho GV nhà trường hoặc cơ quan công an để họ xử lí theo Pl. Im lặng, xem như không biết. 3. Anh H bị giám đốc cho thôi việc mà không nêu rõ lí do. a. Anh H nên khiếu nại với cơ quan nhà nước... b. Anh H nên chấp hành quyết định của giám đốc. GV: Ở tình huống 1,2 và 3 công dân được thực hiện những quyền gì?. Gv: Quyền khiếu nại là gì?. Ví dụ: - Quyết định kỉ luật sai.. - Người nông dân khiếu nại chủ tịch UBND xã về quyết định xử phạt hành chính vượt quá mức cho phép.... Gv: Quyền tố cáo là gì?. HS: Giải quyết tình huống. Häc sinh suy nghÜ tr¶ lêi Bæ sung ý kiÕn Häc sinh suy nghÜ tr¶ lêi Bæ sung ý kiÕn Häc sinh suy nghÜ tr¶ lêi Bæ sung ý kiÕn 1. Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là gì? a- Quyền khiếu nại: là quyền công dân đề nghị cơ quan , tổ chức nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của bản thân mình. b- Quyền tố cáo: Là quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm PL của bất cứ cơ quan tổ chức, cá nhân... nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, của tập thể, của công dân. gv: Gọi Hs đọc điều 33 luật khiếu nại, tố cáo 1998( sgk/52). Gv: Công dân có thể KN, TC bằng cách nào?. Gv: Quyền KN, TC được quy định tại điều mấy của hiến pháp?. Gv: Vì sao hiến pháp ghi nhận CD có quyền KN, TC? ( Gv thể hiện câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn). Gv: Hãy nêu ý nghĩa (lợi ích) của quyền KN,TC của công dân Gv: Gọi Hs đọc điều 74 Hiến pháp 1992( Tư liệu tham khảo sgk/51). Gv: giới thiệu thêm về luật KN,TC ( Luật được QH thông qua vào ngày 2/12/1998, có hiệu lực từ ngày 1/1/1999; luật gồm 9 chương với 103 điều). Gv: Nhà nước cần có trách nhiệm gì để đảm bảo cho CD thực hiện quyền KN,TC?. (Gv nói thêm: các cơ quan chức năng phải có lịch tiếp dân, cụ thể là: - Chủ tịch UBND xã: 1 tuần ít nhất 1 ngày. - ".........................huyện:....2 ngày/1 tháng. - Thủ trưởng cơ quan: ít nhất 1 ngày/ 1 tháng...) Gv: Khi thực hiện quyền KN,TC công dân cần có trách nhiệm gì?. Hs đọc điều 33 luật khiếu nại, tố cáo 1998( sgk/52). Häc sinh suy nghÜ tr¶ lêi Bæ sung ý kiÕn Hs đọc điều 74 Hiến pháp 1992( Tư liệu tham khảo sgk/51 Häc sinh suy nghÜ tr¶ lêi Bæ sung ý kiÕn c. Cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo: - Công dân có thể trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Gửi đơn, thư. 2. Ý nghĩa của quyền khiếu nại và tố cáo của công dân: Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của Cd được ghi nhận trong hiến pháp. + Tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền của mình. + Khiếu nại, tố cáo là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội. + Tố cáo để ngăn ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm. 3. Trách nhiệm của nhà nước vàCD: * Trách nhiệm của nhà nước: - Giải quyết kịp thời và đúng Pl các KN, TC. Xử lí nghiêm minh những đối tượng vi phạm. * Trách nhiệm của CD: - Phải trung thực, khách quan, thận trọng. - Cấm trả thù người khiếu nại, tố cáo. - Không được lợi dụng KN, TC để vu khống, làm hại người khác. - Tích cực học tập nâng cao hiểu biết về pháp luật. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Câu 1 trang 70 SBT GDCD 8: Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? Câu 2 trang 71 SBT GDCD 8: Em hãy phân biệt quyền khiếu nại và quyền tố cáo; nêu ví dụ về quyền khiếu nại, quyền tố cáo. Hs thảo luận và trả lời bài tập theo hướng dẫn của GV Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân. Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan , tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước , quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. - Trước hết, về chủ thể: chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính; chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ bao gồm công dân và người nước ngoài. - Về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại; mục đích của tố cáo nhằm ngăn chăn đến mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Tình huống xử lý: Chị Phương là nhân viên Công ty X. Một lần, do bị hỏng xe máy giữa đường nên chị đến cơ quan làm việc muộn hơn bình thường 2 tiếng. Trước đó, chị Phương đã gọi điện thoại báo cho Trưởng phòng, nhưng vì máy của chị hết pin giữa đường nên không liên lạc được. Giám đốc Công ty đã ra quyết định nghiêm khắc phê bình chị Phương. Chị Phương cho rằng quyết định của Giám đốc đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì thế, chị quyết định khiếu nại quyết định này của Giám đốc. Câu hỏi: Trong trường họp này, chị Phương làm đơn khiếu nại quyết định của Giám đốc công ty là đúng hay sai? Vì sao ? Lời giải: Trong trường hợp này, chị Phương đã nhận thấy quyết định nghiêm khắc phê bình là không hợp pháp nên chị Phương có quyền khiếu nại. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2p) - Gv hệ thống toàn bộ bài học bằng sơ đồ. - Làm bài tập số 3,4 sách giáo khoa . - Học nội dung bài học. - Xem lại nội dung các bài đã học tiết sau kiểm tra 1 tiết. V/ Tự rút kinh nghiệm ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án GDCD 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án GDCD 8 hai cột bài Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, giáo án chi tiết GDCD 8 bài Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, giáo án 5 bước GDCD 8 bài Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, giáo án 5 hoạt động GDCD 8 Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Giải bài tập những môn khác