Giáo án 5512 âm nhạc 8 bài: Học hát Hò ba lí (Dân ca Quảng Nam)

Dưới đây là mẫu giáo án bài: Học hát Hò ba lí (Dân ca Quảng Nam) được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 8. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần                                                               Ngày soạn:

Tiết                                                                 Ngày dạy:

  • Học hát: Bài Hò ba lí (Dân ca Quảng Nam)

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

HS biết bài Hò ba lí là dân ca Quảng Nam.

  • HS hiểu và hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện được tính chất vui tươi, nhí nhảnh của bài hát.
  • HS vận dụng hát kết hợp vận động một số động tác phụ họa.

2.Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

Năng lực chuyên biệt

  • Hiểu biết âm nhạc.
  • Thực hành âm nhạc.
  • Sáng tạo âm nhạc.

3.Phẩm chất

  • Yêu gia đình, quê hương, đất nước

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên:

  • Soạn bài, SGK, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT,KN.
  • Nhạc cụ; băng hát mẫu 1 số bài Hò.
  • Máy chiếu.

2.Học sinh:

  • Tìm hiểu về bài hát trước khi lên lên lớp.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.Hoạt động khởi động (5p):

a)Mục tiêu: Học hát: Bài Hò ba lí.

b)Nội dung: HS quan sát, trả lời câu hỏi

c)Sản phẩm: trả lời của học sinh

d)Tổ chức thực hiện:

GV cho h/s quan sát 1 số hình ảnh về điệu hò và giới thiệu:

                                     Trèo lên trên rẫy khoai lang

                             Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

Câu thơ lục bát đã được nhân dân Quảng Nam sáng tác thành bài hát Hò ba lí với giai điệu vui tươi, lời ca hóm hỉnh.

Từ thời xa xưa khi con người mới bắt đầu tìm đến âm nhạc để giải trí, họ chỉ biết lấy nội dung công việc để đặt tên cho điệu hò như : Hò giã gạo, hò hụi, hò qua sông hái củi…và thương lấy địa danh, nơi xuất xứ như : Hò Đồng Tháp, Hò Sông Mã…Lấy tiếng hay tiếng đệm đọc đáo để đặt tên: Hò khoan, Hò ba lí…

B.Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p):

a)Mục tiêu: Học hát: Bài Hò ba lí.

b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c)Sản phẩm: HS luyện hát

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

*. Giới thiệu về tác giả và bài hát.

 - HS quan sát bản đồ VN và chỉ rõ địa danh của tỉnh Quảng Nam cho HS.

- Gv yêu cầu HS quan sát bản nhạc, thảo luận theo cặp đôi:

+ Nhịp? 

+ Kí hiệu âm nhạc có trong bài hát?

+ Cách chia đoạn, chia câu?

=> GV chốt kiến thức, yêu cầu HS đánh dấu câu vào bản nhạc.

- Cho HS nghe hát mẫu bài hát Hò ba lí.

- Gv đàn mẫu âm cho HS luyện thanh (Hướng dẫn HS cách lấy hơi và cách mở khẩu hình) 

*Tập hát từng câu theo lối móc xích.

- GV đàn và hát mẫu câu hát 2 lần

- Bắt nhịp cho HS hát (Lưu ý: sửa sai kịp thời cho HS - nếu có)

- Tiến hành dạy hát, ghép từng câu theo lối móc xích.

- Cho HS hát kết hợp gõ phách.

- Kiểm tra việc nắm bắt lời ca, giai điệu ở một số cá nhân HS trong lớp.

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động nhẹ nhàng tại chỗ thể hiện sắc thái vui nhộn, dí dỏm, hài hước.

- Hoàn thiện cả bài hát theo đàn có dạo đầu và dạo giữa.

* Chú ý những chỗ đảo phách

- Hướng dẫn HS cách hát liền tiếng ở đoạn a, đoạn b hát nảy tiếng ở từ  la.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, hợp tác theo cặp đôi, hoàn thành nhiệm vụ được giao

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả làm việc cá nhân.

- HS nhận xét kết quả báo cáo của bạn.

- Đại diện 1 nhóm trình bày bài hát, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (Nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc, hiểu biết âm nhạc.

1.Giới thiệu về tác giả và bài hát.

A.Tác giả:

B.Tác phẩm:

- Nhịp 2/4

- Kí hiệu:

+ Dấu: luyến, nối,..

- Chia câu: 4 câu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Học hát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C.Hoạt động luyện tập (3-7p):

a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp.

b)Nội dung: HS trình bày theo nhóm.

c)Sản phẩm: Kết quả của các nhóm.

d)Tổ chức thực hiện:

  • Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
  • Nam hát: Ba lí tang tình mà nghe ta hò… ba lí tình tang.
  • Nữ hát: Trèo lên trên rẫy khoai lang.
  • Nam hát: Ba lí tang tình mà nghe ta hò… ba lí tình tang.
  • Nữ hát: Chẻ tre mà đan sịa là hố.
  • Cả lớp: Cho nàng phơi khoai, khoan hố khoan là hố hò khoan

(2 nhóm hát đổi lại - GV nx chung).

  • Hướng dẫn HS hát “Xô” (tập thể hát) “Xướng” (một HS hát) kết hợp gõ phách.
  • Xô: Ba lí tang tình mà nghe ta hò …… ba lí tình tang.
  • Xướng: Trèo lên trên rẫy khoai lang.
  • Xô: Ba lí tang tình mà nghe ta hò…… ba lí tình tang.
  • Xướng: Chẻ tre mà đan sịA.
  • Xô: Là hố.
  • Xướng: Cho nàng phơi khoai khoan.
  • Xô: Hố khoan là hố hò khoan.
  • Cho HS nghe trích đoạn 1 vài điệu Hò: Hò qua sông hái củi, Hò hụi.

D.Hoạt động vận dụng (5p):

a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức

b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c)Sản phẩm: Trả lời của HS

d)Tổ chức thực hiện:

Nội dung bài hát “Hò ba lí” nói về vấn đề gì?

HS:  Bài hát nói lên công việc lao động: Chẻ tre đan sịa để phơi khoaI.

GV: Đây là một bài hát hay nhằm thúc đẩy công việc khi lao động mệt nhọc, vì vậy các em phải chăm chỉ học tập và lao động, luôn trân trọng và có ý thức giữ gìn các điệu Hò và dân ca Việt Nam.

* Hướng dẫn HS học ở nhà

- Ôn tập bài hát Hò ba lí.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án âm nhạc 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án âm nhạc 8 CV 5512, giáo án chi tiết bài Học hát Hò ba lí (Dân ca Quảng Nam) 5512, giáo án âm nhạc 8 bài 1 theo CV 5512

Giải bài tập những môn khác