Giáo án 5512 âm nhạc 8 bài 1: Ôn tập bài hát Mùa thu ngày khai trường. Tập đọc nhạc TĐN số 1

Dưới đây là mẫu giáo án bài 1: Ôn tập bài hát Mùa thu ngày khai trường. Tập đọc nhạc TĐN số 1 được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 8. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần                                                               Ngày soạn:

Tiết                                                                 Ngày dạy:

 

  • Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường.
  • Tập đọc nhạc: TĐN số 1.

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức, kĩ năng:

a. .Kiến thức:

  • HS biết: hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát “Mùa thu ngày khai trường”. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. HS biết bài TĐN số 1 là trích đoạn trong bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
  • HS hiểu và nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời cA.
  • HS vận dụng: biểu diễn bài hát dưới hình thức đơn ca, song ca, tốp cA.Đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

b. Kĩ năng

  • Tập biểu diễn một bài hát hoàn chỉnh.
  • Luyện tập kĩ năng TĐN ghép lời.

2.Năng lực

a. Năng lực chung

  • Năng lực tự học.
  • Năng lực hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt

  • Hình thành năng lực hoạt động âm nhạc
  • Hình thành năng lực hiểu biết âm nhạc.

3.Phẩm chất

  • Chăm chỉ học tập

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên:

  • Nhạc cụ, máy chiếu.
  • Tư liệu liên quan đến bài học.

2.Học sinh:

  • Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Hoạt động khởi động (3 phút)

Cho HS chơi trò chơi âm nhạc: Hát và chuyển đồ vật

HS hát bài “Mùa thu ngày khai trường”, vừa hát vừa luân chuyển một đồ vật cho bạn bên cạnh, đến tiếng hát cuối cùng trong bài, bông hoa dừng ở vị trí của bạn nào bạn đó phải lên hát một bài.

B.Hoạt động hình thành kiến thức mới (26 phút)

HĐ 1: Tổ chức ôn tập bài Mùa thu ngày khai trường

a)Mục tiêu: HS ôn tập bài Mùa thu ngày khai trường

b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và học hát

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đàn mẫu âm cho HS luyện thanh

- GV chỉ huy cho HS đứng hát kết hợp vận động tại chỗ. Hát kết hợp vỗ tay theo phách. Thể hiện sắc thái vui, trong sáng ở đoạn 1, tha thiết sâu lắng hơn ở đoạn 2.

- Hướng dẫn HS hát lĩnh xướng và hoà giọng, yêu cầu 2 HS khá hát lĩnh xướng đoạn a cả lớp hát đoạn b.

 - Hướng dẫn HS một vài động tác phụ họa cho bài hát.

- GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS cả lớp luyện thanh theo mẫu âm.

- Thực hiện ôn tập theo Gv hướng dẫn

- Tập biểu diễn bài hát.

- HS quan sát, thực hiện.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Cá nhân, nhóm, cặp đôi xung phong trình diễn trước lớp

- HS lĩnh hộI.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét hoạt động của HS

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc

I.Ôn bài hát: “Mùa thu ngày khai trường”

 

HĐ 2: Tìm hiểu và học bài TĐN số 1

a)Mục tiêu: HS tìm hiểu và học bài TĐN số 1

b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và học hát

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS

Dự kiến sản phẩm

- GV giới thiệu: TĐN là 1 là trích đoạn ngắn trong tác phẩm cùng tên của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Bài hát này thể hiện không khí vui tươi sôi nổi của đêm rằm trung thu và đoạn trích này là đoạn thể hiện rõ nét nhất

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu bản nhạc bài TĐN số 1 yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm bàn (3 phút) trả lời các câu hỏi:

H. Em có nhận xét gì về số chỉ nhịp? Cao độ ? trường độ bài TĐN số 1? Kí hiệu âm nhạc trong bài TĐN?

H. Nốt nhạc nào cao nhất, nốt nào thấp nhất trong bài TĐN?

- Bài TĐN viết ở giọng Đô 5 âm:  (Đô – Rê – Mi – Son – La)

H. Có thể chia bài TĐN thành mấy tiết nhạc ?.

=> GV nhận xét, chốt

- GV cho HS nói tên nốt nhạc kết hợp gõ theo trường độ của bàI.

* Thang Đô 5 âm.

- Hướng dẫn HS tập gõ tiết tấu chủ đạo

          

- GV làm mẫu, hướng dẫn HS gõ lại cho đúng

- Đàn cho HS nghe giai điệu bài TĐN số 1

* Dạy TĐN từng câu theo lối móc xích

- GV đàn giai điệu cả bài TĐN

- GV đàn tiết nhạc 1 (2 lần) cho HS nghe sau đó GV chỉ bản nhạc cho HS tự đọc

- GV bắt nhịp và đàn giai điệu cho HS đọc

- GV chỉ định 1,2 HS khá đọc lại tiết nhạc 1

- Yêu cầu cả lớp đọc lại tiết nhạc 1,  GV nhận xét và sửa sai nếu có

- Các câu còn lại thực hiện tương tự

- Cho HS đọc toàn bộ bài TĐN 1 lần hòa theo đàn kết hợp ghép lời ca

- Cho HS đọc lại lần 2, GV không đàn, chú ý nghe và sửa sai cho HS

- Hư­ớng dẫn HS đọc, ghép lời và gõ phách kết hợp.

- Chia lớp làm 2 nhóm (A và B). Nhóm A đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu, nhóm B hát lời ca kết hợp đánh  nhịp, 2 nhóm thực hiện cùng một lúc sau đó đổi lại.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Cá nhân HS quan sát bản nhạc, tự trả lời các câu hỏi (1’)

- Thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- HS đọc tên nốt kết hợp với trường độ
- Luyện gam

- Gõ tiết tấu theo hướng dẫn của GV

- HS nghe, cảm nhận giai điệu.

- HS đọc nhạc theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe, nhẩm theo, đọc hòa theo đàn.

- HS đọc nhạc kết hợp với ghép lời ca

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS tập đọc nhạc và ghép lời ca hoàn chỉnh bài TĐN số 1
- HS thực hiện theo nhóm

- HS lắng nghe, lĩnh hội.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc.

II.Tập đọc nhạc: TĐN số 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Chiếc đèn ông sao”

         (Trích)

Nhạc và lời:Phạm Tuyên

 A.Cao độ: Gồm có các âm: Mi – Son – La – Đố – Rế – Mí.

B.Trường độ: Dùng nhịp  với các hình nốt: Đen, đơn, đơn chấm dôi, nốt móc kép.

c. Kí hiệu âm nhạc:  Có dấu nhắc lại và dấu luyến.

 

 

 

C.Hoạt động luyện tập (10 phút)
a)Mục tiêu:
Củng cố kiến thức, các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp.

b)Nội dung: HS trình bày theo nhóm.

c)Sản phẩm: Kết quả của các nhóm.

d)Tổ chức thực hiện:

- Các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp:

Mỗi nhóm hãy thảo luận và tự chọn hình thức biểu diễn của nhóm mình:

+ Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ đệm

+ Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp đánh nhịp 

=> HS hợp tác nhóm, thống nhất hình thức biểu diễn của nhóm

D.Hoạt động vận dụng (5 phút)

a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp.

b)Nội dung: Hs tập đọc nhạc

c)Sản phẩm: Kết quả của các nhóm.

d)Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên tiến hành kiểm tra cá nhân, cặp đôi HS đọc nhạc

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá chéo phần trình bày của bạn, nhóm bạn. .

- GV nhận xét chung, đánh giá điểm cho mỗi nhóm.

* Hướng dẫn về nhà

    - Ôn lại bài hát Mùa thu ngày khai trường.

    - Ôn lại bài TĐN số 1kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp.

- Tìm hiểu nhạc sĩ Trần Hoàn với bài hát: Một mùa xuân nho nhỏ (Tiết 3)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án âm nhạc 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án âm nhạc 8 CV 5512, giáo án chi tiết bài Ôn tập bài hát Mùa thu ngày khai trường. Tập đọc nhạc TĐN số 1 5512, giáo án âm nhạc 8 bài 1 theo CV 5512

Giải bài tập những môn khác