Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Ôn tập chương I và II
Hướng dẫn giải vở BT Lịch sử 6 bài: Ôn tập chương I và II. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. Tech12h sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.
[toc:ul]
Câu 1: Vở bài tập lịch sử 6 trang 38
a) Xem mục I của bài 8 (trang 22 – SGKLS6) để có thêm cơ sở hoàn thành nội dung sau:
Dấu tích của sự xuất hiện những người nguyên thủy đầu tiên trên đất nước ta:
- Nơi tìm thấy
- Hiện vật
- Thời gian
b) Trên sơ đồ thời gian sau có ghi một số mốc lịch sử quan trọng của thời kì lịch sử cổ đại trên đất nước ta. Em hãy ghi những thông tin cần thiết vào dòng kẻ (chấm chấm) dưới đây.
Hướng dẫn trả lời:
a)
- Nơi tìm thấy: Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai).
- Hiện vật: răng của Người tối cổ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mảnh đá ghè mỏng…
- Thời gian: cách đây 40 – 30 vạn năm.
b)
- 40 – 30 vạn năm: giai đoạn Người tối cổ
- 3 – 2 vạn năm: Người tinh khôn giai đoạn đầu
- 10 – 4 nghìn năm: Người tinh khôn giai đoạn phát triển
- Thế kỉ VIII – VII TCN: Nhà nước Văn Lang ra đời
- Năm 207 TCN: Nhà nước Âu Lạc ra đời
- Năm 179 TCN: Âu Lạc rơi vào ách đô hộ nhà Triệu
Câu 2: Vở bài tập lịch sử 6 trang 38
Xã hội nguyên thủy Việt Nam bắt đầu từ khi con người biết sống có tổ chức (dù chỉ là tổ chức đơn giản) đã thoát khỏi cảnh sống bầy đàn hoang dã. Cùng với sự phát triển của công cụ lao động là sự tiến bộ về tổ chức xã hội, trong đó có công cụ bằng đá là tư liệu minh chứng rõ nét nhất. Em hãy cùng các bạn hoàn thành tiếp bài tập sau:
Công cụ lao động bằng đá | Tổ chức xã hội được hình thành |
Đá được đập vỡ thành từng mảnh (mảnh tước) hoặc nhặt những hòn cuội | Người nguyên thủy còn sống thành từng nhóm ở những vùng thuận tiện |
Hướng dẫn trả lời:
Công cụ lao động bằng đá | Tổ chức xã hội được hình thành | |
Đá được đập vỡ thành từng mảnh (mảnh tước) hoặc nhặt những hòn cuội ghè đẽo thô sơ. | Người nguyên thủy còn sống thành từng nhóm ở những vùng thuận tiện, trong các hang động, mái đá, nơi gần nguồn nước. | |
Đến giai đoạn phát triển của Người tinh khôn, công cụ đá được mài ở lưỡi ngày càng nhiều. | Về sau họ dần di chuyển đến vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế. | |
Thời Văn Lang – Âu Lạc, công cụ đá được mài nhẵn toàn bộ, với hình dáng rõ ràng, sắc bén hơn. |
Câu 3: Vở bài tập lịch sử 6 trang 39
Hướng dẫn trả lời:
- Năm 218 TCN: Quân Tần tấn công nước ta.
- Năm 212 TCN: Cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi.
- Năm 207 TCN: Triệu Đà đánh Âu Lạc nhưng không thành.
- Năm 179 TCN: Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.
- Năm 111 TCN: Nhà Hán chiếm Âu Lạc.
Câu 4: Vở bài tập lịch sử 6 trang 40
Hãy điểm lại những nguyên nhân chính (điều kiện cơ bản) dẫn đến sự hình thành các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. (Xem lại bài tập 1 của bài 12, bài tập 2 của bài 14 – VBTLS6).
Hướng dẫn trả lời:
Nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành nhà nước Văn Lang, Âu Lạc:
- Tập trung sức mạnh của các bộ lạc để đắp đê chống lũ lụt, đào kênh ngòi chống hạn, chống úng bảo vệ mùa màng và xóm làng.
- Để có sức mạnh chống trả các bộ lạc ở nước khác đến xâm lấn, cướp bóc.
- Cần phải có một tổ chức chặt chẽ cao hơn bộ lạc để quản lí điều hành xã hội tốt hơn.
Câu 5: Vở bài tập lịch sử 6 trang 40
Thời kì Văn Lang, Âu Lạc tuy đất nước mới được hình thành, dân số còn ít, thiên tai địch họa diễn ra liên tiếp; nhưng với tinh thần bất khuất không ngại hi sinh gian khổ, nhân dân ta đã đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, đưa đất nước từng bước tiến lên. Hãy điểm lại những thành tựu cơ bản của nhân dân ta ở thời kì dựng nước và giữ nước đầu tiên theo các nội dung sau đây:
- Tiến bộ trong nông nghiệp
- Tiến bộ trong thủ công nghiệp
- Kháng chiến chống xâm lược
- Những phong tục tập quán và truyền thống được hình thành
Hướng dẫn trả lời:
- Tiến bộ trong nông nghiệp: dùng lưỡi cày và sức kéo của trâu để làm đất. Họ biết trồng thêm các loại lương thực khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam,… và trồng dâu. Họ chăn nuôi tằm, các loại gia súc đều phát triển.
- Tiến bộ trong thủ công nghiệp: Các nghề đã được chuyên môn hóa, sản phẩm đã đạt đến trình độ tinh xảo.
- Kháng chiến chống xâm lược: đánh bại nhiều cuộc xâm lược của các nhà nước phong kiến Trung Quốc.
- Những phong tục tập quán và truyền thống được hình thành: truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, truyền thống làm thủy lợi chống thiên tai, phong tục làm bánh trưng bánh giầy trong ngày Tết.
Câu 6: Vở bài tập lịch sử 6 trang 41
Bài học lịch sử rút ra được từ sau thất bại của An Dương Vương (179 TCN) là: … Theo em bài học đó đối với chúng ta ngày nay có còn tính thời sự không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Bài học:
- Luôn có tinh thần cảnh giác để không mắc mưu kẻ thù.
- Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt.
- Đoàn kết trên dưới một lòng mới có đủ sức mạnh chống ngoại xâm.
Đối với chúng ta ngày nay đây vẫn là vấn đề thời sự. Bởi vì đến ngày nay, nước ta vẫn luôn bị các đế quốc nhóm ngó, vì vậy phải luôn đề cao cảnh giác.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận