Giải SBT lịch sử 10 chân trời bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

Hướng dẫn giải bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại trang 48 SBT lịch sử 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1: Hãy nối các tác giả ở cột A với những tác phẩm, thành tựu tiêu biểu cột B cho phù hợp. Điểm chung của các tác giả này là gì?

Tác giả (A)

Tác phẩm, thành tựu (B)

Điểm chung của các tác giả

1. Hô- mơ (Homer)

A. Tiên đề về hai đường thẳng song song

........................................

........................................

........................................

........................................

........................................

........................................

........................................

........................................

........................................

........................................

........................................

........................................

........................................

........................................

........................................

2. Hê-rô-đốt

B. Định luật về các cạnh của tam giác vuông

3. Ác- si- mét

( Archimedes)

C. Định lí về các cạnh của tam giác

4. Pi-ta-go

D. Truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa

5. Ê-dốp

(Aesop)

E. Hai bộ sử thi I-li-át (Iliad) và Ô-đi-xê (Odyssey)

6. Ta-lét

(Thales)

G. Nguyên lí về lực đẩy và đòn bẩy

7. Ơ-cơ-lít

(Euclid)

 

Bài 2: Hãy phân loại các thành tựu thuộc văn minh Hy Lạp hay La Mã. Từ đó, hãy nhận định thế mạnh của từng nền văn minh và lí giải vì sao. Hoàn thành nội dung trả lời vào bảng dưới đây.

Thành tựu

a. Đền Pác-tê-nông (Parthenon)

b. Đền Pan-tê-ông(Pantheon)

c. Cô-li-dê (Colosseum)

d. Lịch Gờ-re-gô-ri(Geogre)

e. Bê tông

g. Trường ca I-li-at

h. Tượng thần Vệ nữ Mi-lo(Milo)

i. Cầu Pont du Gard

 

Hy Lạp

Gồm các thành tựu

 

 

 

 

La Mã

Gồm các thành tựu

Thế mạnh

 

 

 

 

 

 

Nguyên nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 3: Hãy so sánh để tìm ra điểm khác nhau trong phong cách kiến trúc của 2 công trình cổ đại: Đền Pác-tê-nông (Hy Lạp) và Đền Pan-tê-ông (La Mã). Hãy kể một số công trình nổi bật hiện nay có điểm giống nhau tương tự.

Bài 4: Hoàn thành bảng thống kê dưới đây về những thành tựu tiêu biểu của khoa học Hy Lạp và La Mã cổ đại. Tại sao các hiểu biết khoa học đến thời kì này mới trở thành khoa học?

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

(tác giả, tác phẩm,...)

Ý nghĩa, giá trị nổi bật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tại sao các hiểu biết khoa học đến thời kì này mới trở thành khoa học:

Bài 5: Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế và chế độ chính trị của Hy Lạp và La Mã cổ đại?

Bài 6: Kho tàng thần thoại của Hy Lạp có giá trị như thế nào khi tìm hiểu văn minh Hy Lạp?

Bài 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Phần lớn lãnh thổ của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại có địa hình

A. đồng bằng.

B. cao nguyên.

C. núi và cao nguyên.

D. núi và đồng bằng.

2. Kim loại nào đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cư dân Địa Trung Hải thời cổ đại?

A. Sắt.

B. Đồng.

C. Thiếc.

 D. Đồng đỏ.

3. Kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại Hy Lạp - La Mã là gì?

A. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.

B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

C. Thương nghiệp và nông nghiệp.

 D. Trồng trọt và chăn nuôi.

4. Lực lượng lao động chính ở các quốc gia cổ đại Hy Lạp - La Mã là

A. chủ nô.

B. nô lệ.

C. nông dân.

 D. quý tộc.

5. hội Hy Lạp - La Mã cổ đại có hai giai cấp cơ bản là

A. địa chủ và nông dân.

B. quý tộc và nông dân.

C. chủ nô và nô lệ.

 D. chủ nô và nông dân công xã.

6. Địa bàn sinh sống của cư dân ở Địa Trung Hải là

A. nông thôn.

B. miền núi.

C. thành thị.

 D. trung du.

7. Mô hình của một thị quốc Hy Lạp cổ đại

A. gồm một pháo đài và xung quanh là dân cư sinh sống.

B. gồm một thành thị với vùng đất đai trồng trọt xung quanh.

C. gồm nhiều thành thị liên kết thành một thành bang.

 D. lấy một dân tộc đông nhất và hùng mạnh nhất làm nòng cốt.

8. Người Hy Lạp - La Mã cổ đại thường mua lúa mì, súc vật, lông thú từ khu vực nào?

A. Châu Phi.

B. Hắc Hải, Ai Cập.

C. Ấn Độ, Trung Quốc.

 D. Bắc Phi.

9. Mâu thuẫn cơ bản của xã hội cổ đại Hy Lạp - La Mã là mâu thuẫn giữa

A. nông dân với địa chủ.

B. nông nộ với lãnh chúa.

C. nô lệ với chủ nô.

 D. nông dân với quý tộc.

 10. Một trong những cống hiến lớn có giá trị đến nay của cư dân La Mã là

A. bảng chữ cái gồm 26 chữ.

B. Đền Pác-tê-nông.

C. giấy, thuốc súng, la bàn.

 D. Đấu trường La Mã.

11. Vì sao thương nghiệp hàng hải phát triển mạnh ở Hy Lạp và La Mã cổ đại?

A. Nông nghiệp kém phát triển.

B. Quốc gia chủ yếu là thành thị.

C. Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt.

 D. Giao thông đường biển thuận lợi.

12. Vì sao nói chữ viết là cống hiến lớn lao của La Mã cổ đại?

A. Kí hiệu ít, đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa sự vật, hiện tượng.

B. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay.

C. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mã.

 D. Đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến.

13. Những tiến bộ trong cách tính lịch của người phương Tây So với phương Đông xuất phát từ

A. cách tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt Trăng.

B. việc đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất.

C. sự hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời.

 D. việc tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt Trời.

14. Người La Mã sớm có hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời là nhờ

A. vào việc canh tác nông nghiệp.

B. họ thường giao thương bằng đường biển.

C. vào việc buôn bán giữa các thị quốc.

 D. sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.

15. Điểm giống nhau giữa tầng lớp nông dân công xã ở phương Đông cổ đại với tầng lớp nô lệ ở xã hội phương Tây cổ đại là gì?

A. Lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.

B. Lực lượng đông đảo nhất và không có vai trò quan trọng trong xã hội.

C. Lực lượng thiểu số và không có vai trò quan trọng trong xã hội.

 D. Lực lượng đông đảo nhất và phải đóng thuế cho nhà nước.

16. Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hy Lạp và La Mã cổ đại ở châu Á và châu Phi đã thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?

A. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ phát triển.

B. Nghề đúc tiền phát triển mạnh ở châu Á và châu Phi.

C. Thị quốc hình thành và mở rộng lãnh thổ.

 D. Thủ công nghiệp ở các thị quốc phát triển mạnh.

17. Chữ Quốc ngữ của Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ

A. chữ tượng hình Trung Hoa.

B. chữ Phạn của Ấn Độ.

C. hệ chữ cái La Mã.

 D. hệ chữ cái Hy Lạp.

18. Vì sao hiện nay nhân loại tiếp tục duy trì Đại hội thể thao Ô-lim-píc (Olympic)?

A. Đề cao tinh thần hoà bình, đoàn kết các dân tộc.

B. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản.

C. Đề cao giá trị văn hoá và tinh thần của Hy Lạp.

D. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc.

19. Hàng hoá trao đổi, mua bán quan trọng nhất ở Địa Trung Hải cổ đại là gì?

A. Rượu nho.

B. Dầu ô liu.

C. Đồ mỹ nghệ.

 D. Nô lệ.

20. Điểm tiến bộ của thể chế dân chủ ở Hy Lạp cổ đại so với chế độ chuyên chế trung ương tập quyền ở phương Đông cổ đại là gì?

A. Công dân A-ten (Athens) được quyền lựa chọn người quản lí nhà nước.

B. Tất cả Công dân của A-ten có quyền bầu chọn người quản lí nhà nước.

C. Công dân của thành thị có quyền bầu ra người quản lí nhà nước.

 D. Công dân nam từ 18 tuổi được quyền bầu chọn người quản lí nhà nước

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo, Giải SBT Lịch Sử 10, Giải SBT Lịch Sử lớp 10 Bài 9 CTST

Bình luận

Giải bài tập những môn khác