Giải SBT lịch sử 10 chân trời bài 4 Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Hướng dẫn giải bài 4 Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại trang 18 SBT Lịch sử 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1: Chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây, điền vào chỗ trống (...) cho phù hợp để làm rõ khái niệm di sản văn hoá và mối quan hệ của Sử học với các di sản văn hoá.

Sử học       

bền vững           

di sản văn hóa     

bức tranh lịch sử

tinh thần, vật chất           

kinh tế, xã hội       

sự kiện, hiện tượng, nhận vật

lịch sử, văn hóa, khoa học     

xã hội loài người       

trùng tu tôn tạo, bảo tồn và phát huy

Di sản văn hoá là những sản phẩm ....................................... có giá trị.............................., ..................................., được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ............................... nghiên cứu các .............................., trong lịch sử ................................., góp phần phục dựng lại .......................................... Kết quả nghiên cứu của .............................. khẳng định giá trị của các ............................., là cơ sở ..............................., ............................... các giá trị của di sản văn hoá, đảm bảo sự phát triển .................................. của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển ...........................

Bài 2: Từ thông tin dưới đây, em hãy cho biết vì sao phải bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá. Hãy nêu một số biện pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và di tích lịch sử ở Việt Nam.

     “Được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới từ năm 1993 nhưng quần thể di tích Cố đô Huế thường xuyên phải đối mặt với nạn xâm hại. Ngày 21 - 11 - 2017, lăng mộ của bà Trần Thị Nga - mẹ vua Dục Đức bị kẻ gian đập phá, đào bới, khiến nhiều người đau lòng. Đáng buồn hơn, trước đó, nhiều di tích, hiện vật khác như lăng Khải Định, Trường Quốc Tử Giám, bia Quốc học, Cửu vị thần công, Phu Văn Lâu, Chùa Thiên Mụ,... cũng bị tàn phá nghiêm trọng, chủ yếu là do ý thức kém của người dân cũng như khách tham quan. Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế trong giai đoạn 2016 - 2020 lên đến 1274 tỉ đồng. Một số tiền lớn nhưng nếu xét từ mức độ xâm hại, phá hoại di tích đang diễn ra tại Huế hiện nay thì số tiền này vẫn chỉ như "muối bỏ bể".

Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa là vì:

..........................................................................................................................................

Một số biện pháp để bảo tồn và pháp huy các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:

..........................................................................................................................................

Bài 3: Sử học có vai trò như thế nào với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá? Em hãy tìm hiểu mối liên hệ giữa một số ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá với Sử học và điền vào chỗ trống (...) dưới đây.

Sử học có vai trò ...................................................................................................................  

Sử học cung cấp ...................................................................................................................

Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá cung cấp 

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Bài 4: Em hiểu như thế nào về làng nghề truyền thống? Hãy kể tên một số làng nghề truyền thống ở Việt Nam mà em biết.

Bài 5: Lập bảng thống kê các di sản văn hoá Việt Nam theo các tiêu chí dưới đây.

STT

Di sản văn hoá

Ý nghĩa, giá trị văn hoá, lịch sử

Giá trị được phát huy trong

công nghiệp văn hoá

1

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

2

Lễ hội

Nghinh Ông

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

3

Tổng số di sản được UNESCO ghi danh công nhận

- Vật thể: ................................

.................................................

- Phi vật thể: ...........................

.................................................

- Hỗn hợp: ..............................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

Bài 6: Các hình dưới đây thuộc loại hình di sản văn hoá nào? Theo em, Sử học có mối quan hệ như thế nào đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hoá?

Bài 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hoá?

  • A. Bảo tồn và khôi phục các di sản.
  • B. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.
  • C. Bảo vệ và lưu giữ các giá trị các di sản.
  • D. Bảo vệ khôi phục các di sản.

2. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là nhiệm vụ của

  • A. ngành khoa học tự nhiên và công nghệ; cơ quan quản lí của Nhà nước.
  • B. ngành khoa học xã hội và nhân văn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng, cá nhân.
  • C. Cơ quan Nhà nước; tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, cơ quan văn hoá; thông tin đại chúng và cá nhân.
  • D. viện bảo tàng, bảo tồn, nhà trưng bày; tổ chức chuyên môn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng và cá nhân.

3. Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?

  • A. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội.
  • B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • C. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
  • D. Góp phần biến đổi những giá trị văn hoá xưa, làm cơ sở phát triển văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

4. Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá?

  • A. Nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử, phục dựng bức tranh lịch sử, từ đó nghiên cứu cách thức bảo tồn các giá trị của di sản
  • B. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các sự kiện, nhân vật lịch sử, di sản văn hoá.
  • C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở chính để các nhà sử học thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.
  • D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.

5. Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị

  • A. lịch sử, văn hoá, khoa học.
  • B. khoa học, kinh tế, chính trị.
  • C. kinh tế, giáo dục, văn hoá.
  • D. khoa học, kinh tế, văn hoá.

6. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động

  • A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.
  • B. phát triển và lan toả các giá trị di sản.
  • C. lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản.
  • D. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.

7. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động

  • A. tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích.
  • B. đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.
  • C. đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.
  • D. hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.

8. Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là

  • A. di sản văn hoá đặc biệt.
  • B. di sản văn hoá quốc gia.
  • C. nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.
  • D. di tích lịch sử quan trọng đặc biệt.

9. Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá?

  • A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.
  • B. Thúc đẩy tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại phát triển.
  • C. Giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá.
  • D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động

10. Công nghiệp văn hoá có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của Sử học?

  • A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.
  • B. Cung cấp những tri thức liên quan đến khoa học lịch sử.
  • C. Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược phát triển bền vững.
  • D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.

11. Lịch sử và văn hoá có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch?

  • A. Cung cấp bài học kinh nghiệm, là cơ sở hình thành ý tưởng xây dựng chiến lược phát triển.
  • B. Mang lại nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá.
  • C. Cung cấp thông tin để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.
  • D. Quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hoá.
Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo, Giải SBT Lịch Sử 10, Giải SBT Lịch Sử lớp 10 Bài 4 CTST

Bình luận

Giải bài tập những môn khác