Giải SBT ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Thơ bốn chữ, thơ năm chữ

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 2: Thơ bốn chữ, thơ năm chữ, trang 15. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

 
1. Bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) gieo vần nào?
A. Vần chân
B. Vần liền
C. Vần cách
D. Vần hỗn hợp
2. Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?
A. Thương mẹ và xót xa vì mẹ đã già nua
B. Nhớ mẹ vì không thể về thăm mẹ
C. Xót xa cho mẹ vì mẹ quá vất vả
D. Tự hào về mẹ vì mẹ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
3. (Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
4. Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!
a) Các từ “cao”, “thấp” có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai từ này? Tác dụng của biện pháp đó là gì?
b) Em hiểu nội dung dòng thơ “Mẹ thì gần đất!” như thế nào? Xét theo mục đích nói, dòng thơ này thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó là gì?
5. (Câu hỏi 4, SGK) Chỉ ra và phân tích các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài.
6. (Câu hỏi 5, SGK) Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc hoạ só người mẹ, em có ấn tượng sâu sắc nhất với hình ảnh nào? Tại sao?
7. Sau khi đọc bài thơ, có người cho rằng: Cần phải biết quý trọng những ngày chúng ta còn được ở bên mẹ. Theo em, điều đó có đúng không? Vì sao?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Ngữ Văn 7 Cánh Diều, Giải SBT bài 2: Thơ bốn chữ, thơ năm chữ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác