Đề thi cuối năm môn địa lí 11 năm 2018 - Đề số 3

Năm học 2017 - 2018 sắp sửa kết thúc, các bạn học sinh đang gấp rút ôn tập để chuẩn bị cho kì thi cuối kì. Đây là kì thi quan trọng để đánh giá kết quả học tập trong một năm học vừa qua. Vì vậy, để giúp các bạn ôn bài hiệu quả và làm quen với các dạng đề thi. Tech12h xin tổng hợp một số đề thi học kì II môn địa lí năm nay để các bạn tham khảo. Dưới đây là đề thi số 3 (đề kèm theo đáp án cụ thể).

ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Ngành xương sống của nền kinh tế Liên bang Nga là

A. Dịch vụ.                    B. Nông nghiệp.

C. Công nghiệp.           D. Công nghiệp và dịch vụ.

 

Câu 2: Đảo có diện tích lớn nhất Nhật Bản là:

A. Xi-cô-cư.              B. Kiu-xiu.             

C. Hôn-xu.                D. Hô-cai-đô.

 

Câu 3: Đường kinh tuyến được coi như ranh giới phân chia hai miền tự nhiên (miền Đông và miền Tây) của Trung Quốc là:

A. Kinh tuyến $105^{0}$Đ.        B. Kinh tuyến $110^{0}$Đ.     

C. Kinh tuyến $100^{0}$Đ.        D. Kinh tuyến $95^{0}$Đ.

 

Câu 4: Câu nào sau đây chính xác về đặc điểm dân cư Nhật Bản?

A. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng ít.

B. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm cao và đang giảm dần.

C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở mức 1% vào năm 2005.

D. Nhật Bản là nước đông dân, phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.

 

Câu 5: Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng:

A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

B. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.

C. Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III.

D. Giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II.

 

Câu 6: Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất của Liên bang Nga là:

A. Vùng U-ran.                    B. Vùng Trung tâm đất đen.

C. Vùng Viễn Đông.             D. Vùng Trung ương.

 

Câu 7: Ngành công nghiệp nào sau đây của Liên bang Nga được xác định là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước?

A. Hóa chất.            B. Luyện kim màu.            

C. Dầu khí.              D. Hàng không.

 

Câu 8: Đông Nam Á tiếp giáp với những đại dương nào?

A. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.               

B. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.             

D. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương.

 

Câu 9: Trung Quốc và Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác theo phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" từ năm:

A. 1975.                  B. 1999.                 

C. 1978.                  D. 2001.

 

Câu 10: Nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư của Trung Quốc?

A. Là nước đa dân tộc với hơn 50 dân tộc khác nhau.

B. Là nước đông dân nhất thế giới.

C. Phân bố dân cư khồng đồng đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông.

D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng tăng.

 

II. Phần tự luận:

Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của Đông Nam Á? Đặc điểm dân cư, xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực?

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ 2014

(Đơn vị: Tỉ USD)

Năm20102014
Xuất khẩu71,6150
Nhập khẩu84148

a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu nước ta năm 2010 và 2014

b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét.

 

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

 

I. Phần trắc nghiệm

1 - C2 - C3 - A4 - D5 - A
5 - D6 - C8 - A9 - B10 - D

II. Phần tự luận

Câu 1:

  • Đặc điểm dân cư:
    • Dân số: 556,2 triệu người (năm 2005)
    • Mật độ dân số: 124 người/km2 (năm 2005, trong khí mật độ dân số thế giới là 48/km2)
    • Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đã có xu hướng giảm.
    • Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, các vùng đất bazan và thưa thớt ở vùng núi cao.
    • Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%
  • Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư tới kinh tế xã hội:
    • Thuận lợi:
      • Nguồn lao động dồi dào
      • Thị trường lao động rộng lớn
      • Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
      • Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
      • Phong tục, tập quán, sinh hoạt có nhiều nét tương đồng thuận lợi để các quốc gia hợp tác để phát triển….
    • Khó khăn:
      • Mặc dù dân số đông, chủ yếu trọng độ tuổi lao động nhưng trình độ lao động thấp và một phần do nền kinh tế chậm phát triển nên dẫn đến thiếu việc làm, chất lượng cuộc sống thấp.
      • Các quốc gia đều có nhiều dân tộc, gặp nhiều khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước….

 

Câu 2: Vẽ biểu đồ:

  • Xử lí bảng số liệu:
Năm20102014
Xuất khẩu4650,3
Nhập khẩu5449,7
  • Vẽ biểu đồ:

  • Nhận xét:
    • Từ năm 2010 - 2014, cơ cấu xuất, nhập khẩu nước ta có sự thay đổi:
      • Tỉ trọng xuất khẩu tăng từ 46% lên 50,3%,
      • Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ 54% xuống còn 49,7%
    • Nước ta chuyển từ nước nhập siêu (2010) sang xuất siêu (2014). Năm 2014 tỉ trọng xuất khẩu đạt 50,3% cao hơn tỉ trọng nhập khẩu 49,7%.
Từ khóa tìm kiếm: Đề thi địa lí 11 năm 2018, đề thi địa lí cuối năm lớp 11, giải địa lí lớp 11 đề 3, tổng hợp đề thi địa lí 11 có đáp án, đề thi học kì 2 địa lí 11 năm nay

Bình luận

Giải bài tập những môn khác