Đề kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 7 Thực hành tiếng việt trang 41 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Kết nối bài 7 Thực hành tiếng việt trang 41 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Dấu chấm lửng được dùng làm gì trong câu sau:

“Thứ tự các bộ phận vùng biển nước ta là nội thủy… lãnh hải… tiếp giáp lãnh hải… đặc quyền kinh tế… thềm lục địa, các bộ phận vùng biển có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước.”

  • A. Phân tách các mệnh đề trong một câu, hoặc giữa các bộ phận tương đương.
  • B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng
  • C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
  • D. Dấu chấm lửng không thích hợp dùng trong trường hợp này.

Câu 2: Công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau là gì?

“Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn!”

  • A. Đánh dấu phương tiện liên kết siêu văn bản.
  • B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
  • C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
  • D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

Câu 3: Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu “Tờ “Thanh niên” số ra ngày 18/11/2022 có bài viết “ABC”.” là gì?

  • A. Đánh dấu phương tiện liên kết siêu văn bản.
  • B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
  • C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
  • D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

Câu 4: Dấu chấm lửng trong câu nào sau đây được dùng với mục đích “Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết”?

  • A. Có nhiều nguyên tố hoá học, ví dụ như Na, Cl, K, F,…
  • B. Hay là… tôi sang nước ngoài làm nhỉ?
  • C. Thế thì té ra là… con chó nó bị kẹp chết.
  • D. Hôm nay trời nắng nên tôi đến trường sớm hơn…

Câu 5: Cho câu sau: Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu

Cách đặt dấu nào sau đây là hợp lí?

  • A. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.
  • B. Nó “nhập tâm” lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu?”
  • C. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê, cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.
  • D. Nó nhập tâm: “Lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.”

Câu 6: Dấu chấm lửng được dùng trong câu nào sau đây là không phù hợp?

  • A. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn…
  • B. Từ đó tôi kết luận rằng… chúng ta đã thoát chết.
  • C. Tất cả mọi người trên thuyền đều cho đó là một …con cá… khổng lồ vì họ luôn nghĩ chiếc tàu mà họ đang đi là nhanh nhất, mạnh nhất.
  • D. Chúng tôi lần mò từng ngóc ngách, từ điện thờ thần Apollo đến thánh đường Athena, thậm chí không bỏ sót những vết tích còn lại của đấu trường, rạp hát,… bên bờ suối Castalic.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?

Câu 2: (2 điểm) Nêu tác dụng dấu chấm lửng trong các câu sau.

a.     Các món ăn Việt Nam được đưa vào từ điển như Bánh mì, Áo dài…

b.    Ngày mai cậu đi du học rồi à? Sao nhanh quá…

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánDCDAAC

2. Tự luận

Câu 1:

- Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. (Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.)

- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.

Câu 2:

  • a. Dấu chấm lửng được sử dụng ở đây với mục đích vẫn còn nhiều ý chưa được liệt kê hết.
  • b. Tác dụng của dấu chấm lửng trên biểu thị cảm xúc bất ngờ, lời nói bị dừng lại, ngắt quãng đột ngột không nói nên lời.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 kết nối bài 7 Thực hành tiếng việt trang 41, kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 7 Thực hành tiếng việt trang 41, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác