Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 31 Hệ vận động ở người (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2)
Đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 31 Hệ vận động ở người (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thứ tự các bước sơ cứu gãy xương tay là
(1) Dùng khăn vải làm dây đeo vào cổ để đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay.
(2) Đặt hai nẹp vào hai phía của cẳng tay, nẹp dài từ khuỷu tay tới cổ tay, đồng thời lót bông/gạc y tế hoặc miếng vải sạch vào phía trong nẹp.
(3) Đặt tay bị gãy vào sát thân nạn nhân.
(4) Dùng dây vải rộng bản/băng y tế buộc cố định nẹp.
- A. (1) – (2) – (3) – (4)
- B. (3) – (2) – (4) – (1)
- C. (1) – (2) – (4) – (3)
- D. (1) – (3) – (4) – (2)
Câu 2: Đâu không phải ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao là
- A. Kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương
- B. Cơ bắp nở nang và rắn chắc
- C. Tăng cường sự dẻo dai của cơ thể
- D. Giết thời gian
Câu 3: Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại?
- A. Xương đốt sống
- B. Xương bả vai
- C. Xương cánh chậu
- D. Xương sọ
Câu 4: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau : Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.
- A. (1): mô xương cứng; (2): ra ngoài
- B. (1): mô xương xốp; (2): vào trong
- C. (1): màng xương; (2): ra ngoài
- D. (1): màng xương; (2): vào trong
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy trình bày các bước tiến hành sơ cứu gãy xương cẳng tay.
Câu 2: Nêu cấu tạo của một cơ bắp từ đó chỉ ra sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | D | A | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 ( 3 điểm) | - Các bước tiến hành sơ cứu gãy xương cẳng tay + Bước 1: Đặt tay bị hãy vào sát nạn nhân. + Bước 2: Đặt hai nẹp vào hai phía của cẳng tay, nẹp dài từ khuỷu tay tới cổ tay, đồng thời lót bông gạc y tế hoặc miếng vải sạch vào phía trong nẹp. + Bước 3: Dùng dây vải rộng bản/ băng y tế buộc cố định nẹp. + Bước 4: Dùng khăn vải làm dây đeo vào cổ để đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay. | 0.75 điểm 0.75 điểm 0.75 điểm 0.75 điểm
|
Câu 2 ( 3 điểm) | - Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sự cơ thể cơ cấu khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co giãn động cơ lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào sự thay đổi chiều dài và kích thước của các cơ. Mỗi động tác vận động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ. | 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 31 Hệ vận động ở người (Đề, kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 31 Hệ vận động ở người (Đề, đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 8 kết nối
Bình luận