Tắt QC

Đề 9: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018

Đề 9: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm

Câu 1: Nền nông nghiệp hàng hóa có đặc trưng là

  • A. năng suất cây trồng và năng suất lao động thấp.
  • B. quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  • C. sử dụng nhiều sức người và công cụ thủ công.
  • D. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

Câu 2: Hiện nay, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp ở nước ta là

  • A. giảm tỉ trọng thủy sản, tăng tỉ trọng lâm nghiệp.
  • B. giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản.
  • C. giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng lâm nghiệp.
  • D. giảm tỉ trọng thủy sản, tăng tỉ trọng nông nghiệp.

Câu 3: Gia tăng dân số tự nhiên nước ta từ giữa thế kỉ XX trở về trước thấp là do

  • A. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử cao.
  • B. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao.
  • C. tỉ suất gia tăng cơ học thấp.
  • D. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.

Câu 4: Ở nước ta, khu vực có tình trạng hạn hán kéo dài nhất trong năm là

  • A. vùng thấp Tây Nguyên.
  • B. các thung lũng khuất gió miền Bắc.
  • C. vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
  • D. đồng bằng Nam Bộ.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

  • A. Địa hình đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau.
  • B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi trung bình và núi cao.
  • C. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • D. Hướng núi Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.

Câu 6: Năm ngành công nghiệp trụ cột trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc là

  • A. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất máy bay, xây dựng.
  • B. chế tạo máy, điện tử, dệt may, sản xuất ô tô, xây dựng.
  • C. chế tạo máy, chế biến gỗ, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
  • D. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.

Câu 7: Tại sao đất đai của các đồng bằng ở Đông Nam Á biển đảo rất màu mỡ?

  • A. Đất phù sa do các con sông lớn bồi đắp.
  • B. Còn hoang sơ do mới được sử dụng gần đây.
  • C. Có nhiều mùn do rừng nguyên sinh cung cấp.
  • D. Đất phù sa có thêm khoáng chất từ dung nham núi lửa.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh nào sau đây?

  • A. Điện Biên.
  • B. Thanh Hóa.
  • C. Hà Giang.
  • D. Phú Thọ.

Câu 9: Hiện tượng sạt lở bờ biển nước ta xảy ra mạnh nhất ở ven biển của khu vực

  • A. Vịnh Thái Lan.
  • B. Trung Bộ.
  • C. Nam Bộ.
  • D. Bắc Bộ.

Câu 10: Ý nào dưới đây là đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

  • A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông.
  • B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
  • C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
  • D. Sông có lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

Câu 11: Nguyên nhân làm mỏng tầng ô dôn là do

  • A. cháy rừng.
  • B. khí nhà kính (CO2).
  • C. khí thải CFCs.
  • D. theo quy luật phát triển của tự nhiên.

Câu 12: Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do

  • A. ngành dịch vụ kém phát triển.
  • B. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.
  • C. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.
  • D. cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.

Câu 13: Nhân tố làm phá vỡ nền nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ nhất trong mùa đông là do

  • A. gió mùa mùa đông.
  • B. ảnh hưởng của biển.
  • C. địa hình nhiều đồi núi.
  • D. địa hình nhiều đồi núi và gió mùa.

Câu 14: Ý nào sau đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng?

  • A. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
  • B. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.
  • C. Trồng rừng trên đất trống đồi trọc.
  • D. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

Câu 15: Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi, có vị trí cách đường cơ sở 35 hải lí, vậy con tàu đó cách ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế theo đường chim bay là bao nhiêu?

  • A. 305 580 m.
  • B. 305 246 m.
  • C. 305 120 m.
  • D. 305 100 m.

Câu 16: Cho bảng số liệu:

Số dân thành thị và tỉ lệ dân cư thành thị ở nước ta giai đoạn 1995 – 2005

Năm

1995

2000

2003

2005

Số dân thành thị (Triệu người)

14,9

18,8

20,9

22,3

Tỉ lệ dân cư thành thị (%)

20,8

24,2

25,8

26,9

Để thể hiện số dân và tỉ lệ dân cư thành thị ở nước ta giai đoạn 1995 - 2005, biểu đồ thích hợp nhất là

  • A. biểu đồ đường.
  • B. biểu đồ cột.
  • C. biểu đồ kết hợp.
  • D. biểu đồ miền.

Câu 17: Hai nước xuất khẩu nhiều gạo nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay là

  • A. Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a.
  • B. Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.
  • C. Việt Nam và Ma-lai-xi-a.
  • D. Việt Nam và Thái Lan.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy xác định vùng khí hậu nào dưới đây không chịu tác động của gió Tây khô nóng?

  • A. Vùng khí hậu Tây Nguyên.
  • B. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
  • C. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
  • D. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.

Câu 19: Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng

  • A. tỉ trọng khu vực I và khu vực III tăng, khu vực II giảm.
  • B. tỉ trọng khu vực I giảm, khu vực II không thay đổi, khu vực III tăng.
  • C. tỉ trọng khu vực I không thay đổi, khu vực II và khu vực III tăng.
  • D. tỉ trọng khu vực I giảm, khu vực II và khu vực III tăng.

Câu 20: Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất ở nước ta hiện nay là

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 21: Tính mùa vụ trong nông nghiệp của nước ta được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh các hoạt động

  • A. xuất khẩu với các thị trường có nhu cầu lớn.
  • B. vận tải, chế biến và bảo quản nông sản.
  • C. tạo dựng và quảng bá thương hiệu nông sản.
  • D. áp dụng khoa học - kĩ thuật trong sản xuất.

Câu 22: Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt từ những năm 1990 đến nay, nhóm cây chiếm tỉ trọng cao nhất là

  • A. cây ăn quả.
  • B. cây rau đậu.
  • C. cây lương thực.
  • D. cây công nghiệp.

Câu 23: Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta là

  • A. làm tăng nhiệt độ vào mùa hè.
  • B. làm khí hậu mang tính dải dương điều hòa hơn.
  • C. làm giảm nhiệt độ vào mùa đông.
  • D. làm phức tạp thêm thời tiết khí hậu.

Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất phèn phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và vùng trũng Cà Mau.
  • B. Dải đất dọc sông Tiền và sông Hậu.
  • C. Vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.
  • D. Tứ giác Long Xuyên và hạ lưu sông Vàm Cỏ.

Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh tiếp giáp Trung Quốc ở vị trí thứ 5 theo chiều Tây - Đông là

  • A. Quảng Ninh.
  • B. Điện Biên.
  • C. Lào Cai.
  • D. Cao Bằng.

Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào sau đây có mật độ dân số phổ biến từ 1001 – 2000 người/km2

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 27: Cho biểu đồ về nhóm tuổi của nhóm nước phát triển năm 1995 và năm 2015:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

  • A. Quy mô, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển năm 1995 và 2015.
  • B. Quy mô, cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển năm 1995 và 2015.
  • C. Số lượng dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển năm 1995 và 2015.
  • D. Số lượng lao động theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển năm 1995 và 2015.

Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A. Nhơn Hội.
  • B. Dung Quất.
  • C. Vũng Áng.
  • D. Vân Phong.

Câu 29: Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 – 2014:

Năm

2000

2005

2010

2014

Than (Triệu tấn)

11,6

34,1

44,8

41,1

Dầu thô (triệu tấn)

16,3

18,5

15

17,4

Điện (tỉ KWh)

26,7

52,1

91,7

141,3

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

  • A. Sản lượng điện tăng liên tục; sản lượng than, dầu thô tăng nhưng có biến động.
  • B. Sản lượng điện, dầu thô tăng liên tục; sản lượng than giảm.
  • C. Sản lượng điện, than tăng nhanh; sản lượng dầu thô giảm.
  • D. Sản lượng than, dầu thô, điện liên tục tăng lên.

Câu 30: Cho biểu đồ về tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 2005 – 2013

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

  • A. Năng suất lúa ngày càng giảm.
  • B. Diện tích lúa mùa có xu hướng tăng.
  • C. Sản lượng lúa tăng liên tục.
  • D. Tổng diện tích lúa giảm.

Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa cao nhất?

  • A. Đồng Tháp.
  • B. An Giang.
  • C. Long An.
  • D. Sóc Trăng

Câu 32: Cho bảng số liệu:

Chỉ số HDI của thế giới và các nhóm nước giai đoạn 2000 -2003

Nhóm nước/ năm

2000

2002

2003

Phát triển

0,814

0,831

0,855

Đang phát triển

0,654

0,663

0,694

Thế giới

0,722

0,729

0,741

Nhận xét nào sau đây đúng về chỉ số HDI của nhóm nước phát triển giai đoạn 2000 - 2003?

  • A. Chỉ số HDI của thế giới tăng chậm nhất và ở mức trung bình.
  • B. Chỉ số HDI của nhóm nước phát triển cao nhất và tăng nhanh nhất.
  • C. Chỉ số HDI của nhóm nước phát triển cao nhất và tăng trung bình.
  • D. Chỉ số HDI của nhóm nước đang phát triển tăng nhanh nhất.

Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết Biển Đông có bao nhiêu quốc gia ven biển?

  • A. 9.
  • B. 10.
  • C. 11.
  • D. 8.

Câu 34: Đảo có khí hậu lạnh nhất của Nhật Bản là

  • A. đảo Hô-cai-đô.
  • B. đảo Hôn-su.
  • C. đảo Xi-cô-cư.
  • D. đảo Kiu-xiu.

Câu 35: Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến

  • A. việc phát triển giáo dục và y tế.
  • B. vấn đề giải quyết việc làm.
  • C. khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
  • D. nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết ý nào sau đây thể hiện thứ tự các vườn quốc gia theo chiều Bắc - Nam?

  • A. Cát Bà, Pù Mát, Yok Đôn, Cát Tiên.
  • B. Cát Tiên, Xuân Thủy, Bạch Mã, Núi Chúa.
  • C. Hoàn Liên, Vũ Quang, Bù Gia Mập, Kon Ka Kinh.
  • D. Tràm Chim, Chư Mom Ray, Bến En, Ba Bể.

Câu 37: Trong những năm gần đây, ngành nào sau đây có sức cạnh tranh và ngày càng trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam Á?

  • A. Công nghiệp dệt may, giày da.
  • B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
  • C. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
  • D. Công nghiệp chế biến như: lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

Câu 38: Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là

  • A. tình trạng mất cân bằng môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường.
  • B. tình trạng mất cân bằng môi trường và cân bằng sinh thái.
  • C. tình trạng mất cân bằng môi trường và ô nhiễm nước.
  • D. tình trạng ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm môi trường không khí.

Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết dân tộc Ê-đê, Ba-na phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 40: Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta là

  • A. có nhiều dãy núi sát biển, lãnh thổ hẹp ngang.
  • B. càng vào nam lượng bức xạ càng tăng, ảnh hưởng khối khí lạnh giảm.
  • C. càng vào Nam càng gần xích đạo, có sự tác động mạnh mẽ của gió Tây Nam.
  • D. sự di chuyển của dải hội tụ, sự suy giảm ảnh hưởng của khối khí lạnh.

Xem đáp án

Bình luận